5 sai lầm bạn cần tránh khi trở thành người tự làm chủ
10/04/2024 11:08
Khi bạn trở thành người tự do, tự làm việc cho chính mình, bạn sẽ giống như hàng triệu chủ doanh nghiệp khác, khao khát biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu của việc tự làm chủ có thể vô cùng khó khăn, đặc biệt là về mặt tài chính.
Mặc dù trong kinh doanh, không có điều gì là chắc chắn, nhưng vẫn có một số chiến lược gia tăng cơ hội thành công và giúp bạn vững chắc hơn về tài chính. Dưới đây là một số sai lầm bạn cần tránh khi tự làm chủ trong công việc.
- Tự mình gánh toàn bộ các công việc.
Trong giai đoạn đầu khi tự làm chủ, bạn thường phải gánh đồng thời rất nhiều vai trò trong doanh nghiệp như vừa bán hàng, vừa marketing, vừa phát triển sản phẩm, vừa làm sổ sách,… do hạn chế về ngân sách và nguồn lực Tuy nhiên, việc cố gắng tự làm tất cả mọi thứ một mình có thể là một sai lầm.
Mặc dù công việc có thể thuận lợi và nhanh chóng hơn khi làm một mình, nhưng để dự án của bạn đi xa, mở rộng phát triển thì cần có đội nhóm. Nếu bạn không thể chi trả để thuê toàn bộ đội ngũ nhân sự thì cũng hãy cố gắng giữ mức ngân sách tối thiểu trong khả năng tài chính của bạn.
Nếu bạn quyết định tìm nhân sự để hỗ trợ các công việc, nên ưu tiên tập trung cho hoạt động kinh doanh và hệ thống. Các chuyên gia đề xuất ưu tiên những nhân sự làm sổ sách kế toán, xây dựng tự động hóa hoặc phát triển kinh doanh. Hãy nhớ rằng bạn thường có thể khấu trừ chi phí lao động được thuê từ thuế doanh nghiệp của bạn.
- Không tiết kiệm cho hưu trí.
Tiết kiệm cho hưu trí thường hiếm khi được bạn để tâm trong giai đoạn đầu của khởi nghiệp. Đây là một sai lầm phổ biến mà những người tự làm chủ thường mắc phải. Mặc dù việc tái đầu tư thu nhập bạn kiếm được vào doanh nghiệp của bạn là quan trọng nhưng cũng rất cần thiết xây dựng một quỹ khẩn cấp với số tiền tương đương ba đến sáu tháng chi phí và đầu tư vào tiết kiệm hưu trí của bạn.
- Chi tiền vào các khóa học mà bạn không tham gia hoặc không áp dụng được
Là một doanh nhân mới, bạn có thể muốn nâng cao kiến thức để tìm hướng phát triển cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy bạn dễ có xu hướng chi tiền vào các khóa học hoặc đào tạo. Đây là điều tốt nhưng đôi khi có thể trở thành khoản tốn kém nếu như bạn không sắp xếp được thời gian tham gia các khóa học thường xuyên và đầy đủ hoặc không áp dụng được những kiến thức mới đó cho công việc.
Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ cam kết 100% với lộ trình học tập và đào tạo đã vạch ra và đảm bảo có thể áp dụng chúng để thực hiện công việc trước khi bạn đầu tư vào bất kỳ khóa học hoặc lớp học nào. Brown nói.
Có một gợi ý dành cho bạn khi người hướng dẫn hoặc người để đào tạo tôi, đó là nhìn vào sự thành công cá nhân mà họ đang có trong lĩnh vực đó.
- Bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe
Thông thường tại các doanh nghiệp, tổ chức chuyên nghiệp sẽ luôn có các chế độ về bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên khi trở thành người làm việc tự do, kinh doanh riêng, thì bạn sẽ phải tự lo về các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào khác. Trong giai đoạn đầu khó khăn, nhiều người khởi nghiệp sẽ thường bỏ qua các khoản bảo hiểm về y tế hay sức khỏe.
Tuy nhiên việc “tiết kiệm” như vậy có thể mang đến những rủi ro tài chính sau này. Nếu bạn không may mắc bệnh hoặc cần điều trị, chăm sóc sức khỏe thì những chi phí phát sinh sẽ lớn hơn rất nhiều so với chi phí bạn bỏ ra cho các gói bảo hiểm.