Bí kíp quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ hiệu quả, không lo cháy túi!

26/05/2022 17:18


Mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ nổi tiếng trên toàn thế giới đã được rất nhiều người áp dụng thành công, trong đó có cả các tỷ phú hay doanh nhân thành đạt. Tuân thủ các nguyên tắc và áp dụng mô hình này một cách đúng đắn, bạn sẽ không lo tình trạng cháy túi “ghé thăm”. Tìm hiểu chi tiết về công thức quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ và cách ứng dụng trong bài viết sau đây. 

1. Quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ là gì?

Quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ là mô hình tài chính cá nhân theo chuẩn quốc tế, bao gồm: Thiết yếu, Tiết kiệm, giáo dục, Giải trí, Tự do tài chính, Cho đi. Các lọ này được khuyến nghị tỷ trọng chi tiêu so với thu nhập của khách hàng như sau: Thiết yếu 55%; Tiết kiệm 10%; Giáo dục 10%; Giải trí 10%; Tự do Tài Chính 10%; Cho đi 5%.

Người xây dựng và sáng tạo ra phương pháp quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ (JARS system) là Harv Eker. Ông là người sáng lập và giám đốc công ty Peak Potential Trainning - chuyên đào tạo tư duy nhanh, giải pháp tài chính, đầu tư với các khóa học làm giàu. Harv Eker còn là “cha đẻ” của nhiều tựa sách làm giàu nổi tiếng bán chạy toàn cầu như: “Làm giàu nhanh”, “Bí mật tư duy triệu phú”…

Mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ được sáng lập bởi T. Harv Eker - một doanh nhân, tác giả và diễn giả nổi tiếng về động lực và giàu có.

Mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ được sáng lập bởi T. Harv Eker - một doanh nhân, tác giả và diễn giả nổi tiếng về động lực và giàu có.

 

T. Harv Eker đã nói rằng: “Sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại tài chính là cách bạn quản lý tiền của mình tốt như thế nào. Để làm chủ tài chính, bạn phải biết cách quản lý chúng”. Với phương pháp quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ, bạn có thể kiểm soát, cân đối thu - chi dòng tiền của mình một cách hiệu quả. Thậm chí còn giúp tiết kiệm hàng trăm triệu đồng mỗi năm nếu bạn tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc mà mô hình này đặt ra. 

Bí quyết quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ là cách quản lý chi tiêu được rất nhiều người trên thế giới áp dụng thành công, trong đó có không ít các doanh nhân hay tỷ phú. Đặc biệt, mô hình quản lý tài chính này phù hợp với tất cả mọi đối tượng có mức thu nhập và điều kiện tài chính khác nhau.

Mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ bao gồm: Thiết yếu 55%; Tiết kiệm 10%; Giáo dục 10%; Giải trí 10%; Tự do Tài Chính 10%; Cho đi 5%

Mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ bao gồm: Thiết yếu 55%; Tiết kiệm 10%; Giáo dục 10%; Giải trí 10%; Tự do Tài Chính 10%; Cho đi 5%

2. Công thức quản lý chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ

Hãy chia thu nhập của bạn thành 6 chiếc lọ, hay dễ hiểu là 6 quỹ tài chính hoàn toàn tách biệt với nhau. Mỗi khi nhận lương, có thưởng hay thu nhập ngoài luồng, bạn tổng hợp lại sau đó chia thành 6 lọ. Cụ thể từng lọ như sau:

2.1. Lọ số 1: Quỹ chi tiêu cần thiết (NEC) - 55% thu nhập

Quỹ chi tiêu cần thiết (NEC) chiếm tỷ trọng % thu nhập cao nhất. Quỹ này được dùng để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày như: ăn uống, giải trí, vui chơi, xăng xe, điện thoại, chi trả hóa đơn, mua sắm cần thiết…

Tỷ lệ 55% của Quỹ chi tiêu cần thiết được tính toán dựa trên mức tiêu chuẩn sống cần thiết của mỗi người. Tuy nhiên, mỗi người có thói quen sinh hoạt và mức sống riêng nên bạn có thể căn cứ vào thu nhập của mình để điều chỉnh lọ quỹ NEC trong giới hạn phù hợp.

Trường hợp bạn đang sử dụng quá 80% thu nhập cho Quỹ chi tiêu cần thiết thì bạn cần cắt giảm chi tiêu hoặc nâng cao thu nhập mỗi tháng để đảm bảo tỷ trọng của quỹ. Ví dụ, nếu bạn thấy quần áo của mình của năm trước vẫn có thể dụng được, hãy sử dụng chúng thay vì mua mới; nếu nơi làm việc không quá xa bạn có thể cắt giảm tiền xăng xe bằng cách đi xe đạp thay xe máy… Trường hợp bạn không thể chi tiêu hàng ngày với con số 55%, hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn để tránh tình trạng quỹ chi tiêu cần thiết bị thiếu hụt. 

Lọ số 1 là Quỹ chi tiêu cần thiết (NEC) chiếm 55% thu nhập dùng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Lọ số 1 là Quỹ chi tiêu cần thiết (NEC) chiếm 55% thu nhập dùng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

2.2. Lọ số 2: Quỹ tiết kiệm dài hạn (LTS) - 10% thu nhập

Quỹ tiết kiệm dài hạn (LTS) chiếm 10% tổng thu nhập được sử dụng cho các mục tiêu dài hạn như: mua xe, cưới hỏi, sinh con, mua nhà, thực hiện các ước mơ, sở thích của mình… Tác dụng của quỹ LTS là bạn sẽ có mục tiêu và động lực phấn đấu kiếm tiền để thực hiện ước mơ cũng như các dự định đã đề ra.

Do đó, bạn nên thực hiện Quỹ tiết kiệm dài hạn ngay hôm nay bằng cách trích 10% thu nhập từng tháng. Từng khoản đóng góp nhỏ hàng tháng sẽ giúp lọ quỹ này của bạn tăng lên nhanh chóng theo thời gian. 

Quỹ tiết kiệm dài hạn này đòi hỏi bạn phải thực hiện trong thời gian dài và chiếc lọ này sẽ thực sự hữu dụng trong các trường hợp bất ngờ và khẩn cấp khi các lọ quỹ khác của bạn cũng đã cạn kiệt. Vì vậy, bạn không nên tiêu xài số tiền trong lọ tiết kiệm dài hạn hoang phí nhé!

Lọ số 2 là Quỹ tiết kiệm dài hạn (LTS) chiếm 10% thu nhập để phục vụ cho các mục tiêu dài hạn như: mua nhà, mua xe, sinh con…

Lọ số 2 là Quỹ tiết kiệm dài hạn (LTS) chiếm 10% thu nhập để phục vụ cho các mục tiêu dài hạn như: mua nhà, mua xe, sinh con…

2.3. Lọ số 3: Quỹ giáo dục (EDU) - 10% thu nhập

Chiếc lọ số 3 là dành cho Quỹ giáo dục, chiếm khoảng 10% thu nhập được dùng vào mục đích giáo dục, không chỉ cho bạn mà cả các thành viên trong gia đình. Ví dụ như khi bạn cần tiền tham gia một khóa học hay mua sách vở và cho con học ngoại khóa thì Quỹ giáo dục sẽ giúp bạn thực hiện.

Chiếc lọ giáo dục bạn tuyệt đối không nên bỏ trống, vì đầu tư vào trí tuệ và tri thức là không bao giờ lỗ. Bạn và các thành viên trong gia đình càng học tập và tích lũy được nhiều kiến thức thì sẽ càng sinh lời trong tương lai. Đây cũng là một trong những nguyên tắc quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả.

Lọ số 3 là Quỹ giáo dục (EDU) cũng chiếm 10% thu nhập để phục vụ cho nhu cầu giáo dục, nâng cao kiến thức.

Lọ số 3 là Quỹ giáo dục (EDU) cũng chiếm 10% thu nhập để phục vụ cho nhu cầu giáo dục, nâng cao kiến thức.

2.4. Lọ số 4: Quỹ hưởng thụ (PLAY) - 10% thu nhập

Chiếm 10% thu nhập, Quỹ hưởng thụ (PLAY) dành cho mục đích mua sắm, vui chơi, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc và yêu thương bản thân. Nếu bạn muốn mua 1 chiếc điện thoại, máy tính, tivi, quần áo mới hay đi du lịch trải nghiệm thì Quỹ PLAY sẽ “chi trả” giúp bạn.

Tác dụng của Quỹ hưởng thụ PLAY chính là giúp có thêm nhiều trải nghiệm, sức khỏe và tinh thần thoải mái, từ đó càng có thêm động lực làm việc tốt hơn, nâng cao thu nhập để có thể hưởng thụ cuộc sống. 

Quỹ hưởng thụ Play phục vụ cho các mục đích vui chơi, giải trí, mua sắm, chăm sóc và tự thưởng cho bản thân…

Quỹ hưởng thụ Play phục vụ cho các mục đích vui chơi, giải trí, mua sắm, chăm sóc và tự thưởng cho bản thân…

2.5. Lọ số 5: Quỹ tự do tài chính (FFA) - 10% thu nhập 

FFA là khoản tiền bạn dùng để tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập thụ động như đầu tư (vàng, chứng khoán, bất động sản) hay kinh doanh. Bạn cũng có thể coi chiếc lọ FFA như “con ngỗng vàng đẻ ra những quả trứng vàng” quý giá cho bạn.

Tác dụng của Quỹ tự do tài chính FFA là vừa giúp bạn không phụ thuộc vào công việc hay tài chính của người khác, vừa không bị gánh nặng nỗi lo cơm áo gạo tiền mỗi ngày và có thể đáp ứng được sở thích và cuộc sống của bản thân. 

Số tiền trong quỹ FFA  không nên lấy ra để tiêu hàng ngày, chỉ nên sử dụng khi tham gia vào các hình thức đầu tư để tạo ra thu nhập thụ động như đã đề cập ở trên để bạn có thể nhanh chóng đạt tới sự tự do tài chính.

Lọ số 5 là Quỹ tự do tài chính (FFA) giúp bạn tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào tài chính và công việc của người khác.

Lọ số 5 là Quỹ tự do tài chính (FFA) giúp bạn tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào tài chính và công việc của người khác.

2.6. Lọ số 6: Quỹ từ thiện (GIVE) - 5% thu nhập

Khoản tiền có được trong Quỹ từ thiện GIVE bạn có thể sử dụng để giúp bạn bè, người thân hay những hoàn cảnh khó khăn ngoài cộng đồng đang cần sự giúp đỡ. 

Nếu thu nhập của bạn không thực sự tốt và có nhiều khoản chi phí phải chi trả, bạn có thể giảm tỷ lệ của quỹ GIVE xuống sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ quên trích một phần nhỏ thu nhập để giúp đỡ người khác, bởi khi cho đi bạn có thể nhận lại được nhiều hơn những gì mình nghĩ. 

Quỹ từ thiện (GIVE) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất tổng thu nhập nhưng cũng đủ để bạn có thể giúp đỡ người khác trong khả năng của mình.

Quỹ từ thiện (GIVE) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất tổng thu nhập nhưng cũng đủ để bạn có thể giúp đỡ người khác trong khả năng của mình.

3. Làm thế nào để ứng dụng quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ thành công?

Ứng dụng quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ chỉ thực sự thành công khi bạn tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể như sau: 

Bên cạnh tính toán số tiền mỗi tháng là bao nhiêu, bạn cần hình thành thói quen thực hiện mỗi ngày để đạt được mục tiêu giữ tiền và tiết kiệm tiền hàng tháng.

Bạn cũng không nên dùng đến các quỹ tiết kiệm dài hạn (LTS) trước thời điểm gia hạn. Ngoài ra, quỹ tự do tài chính FFA  chỉ nên sử dụng với mục đích đầu tư tạo ra các thu nhập thụ động như: Chứng khoán, bất động sản, vàng…

Muốn quản lý tài chính hiệu quả, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc trong mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ.

Muốn quản lý tài chính hiệu quả, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc trong mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ.

Xem thêm: 11 Cách quản lý chi tiêu cho vợ chồng HIỆU QUẢ, THÔNG MINH

4. Tính năng quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ trên Ngân hàng số SeAMobile

SeABank là một trong các ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân” - SeAMobile. Tính năng hữu dụng này cho phép khách hàng quản lý dòng tiền, theo dõi và kiểm soát hình tình hình tài chính, đồng thời lập kế hoạch tiết kiệm, mua sắm phù hợp với thu nhập của bản thân. 

Chưa hết, ứng dụng SeAMobile còn gửi tới khách hàng các cảnh báo về việc chi tiêu vượt kế hoạch để có những điều chỉnh và cân đối kịp thời, tránh thâm hụt. Đặc biệt, ứng dụng SeAMobile của SeABank còn căn cứ trên thu nhập và khả năng chi trả của khách hàng để đưa ra các gợi ý tiêu dùng và mua sắm phù hợp, giúp khách hàng có thể tối ưu hóa các mục tiêu cũng như nguồn tiền của mình.

Hình ảnh tính năng Trợ lý tài chính cá nhân của SeAMobile. 

Hình ảnh tính năng Trợ lý tài chính cá nhân của SeAMobile. 

Đặc biệt, SeAMobile cũng ứng dụng mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ. Tại ứng dụng, mô hình 6 chiếc lọ được SeABank thể hiện và trình bày ở dạng biểu đồ và so sánh chi tiêu thực tế của khách hàng với chi tiêu theo tỷ lệ 6 lọ. 

Căn cứ vào biểu đồ này, khách hàng dễ dàng nhìn nhận và đánh giá tổng quan cũng như chi tiết về tình hình chi tiêu của mình để đưa các giải pháp điều chỉnh sao cho hợp lý nhất với tổng thu nhập mỗi tháng. Bên cạnh đó, SeAMobile còn cho phép người sử dụng ứng dụng có thể tự điều chỉnh tỷ trọng 6 lọ sao cho phù hợp với thu nhập và chi tiêu thực tế của bản thân.

Mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ được SeABank ứng dụng thành công trên Ngân hàng số SeAMobile, mang đến cho khách hàng giải pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ được SeABank ứng dụng thành công trên Ngân hàng số SeAMobile, mang đến cho khách hàng giải pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Để tải ứng dụng Ngân hàng số SeAMobile về điện thoại, bạn có thể truy cập tại đây:

Bí kíp quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ sở hữu những ưu điểm và tính năng tuyệt vời nên không có lý do gì để bạn không thử áp dụng ngay. Mô hình quản lý tài chính này phù hợp với tất cả mọi đối tượng có các mức thu nhập và điều kiện tài chính khác nhau. Chỉ cần áp dụng đúng cách, bạn sẽ không chỉ có đủ tiền sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, mà còn có thể tiết kiệm tiền cho tương lai, tận hưởng cuộc sống và luôn có động lực cố gắng 100% cho những mục tiêu đã đề ra.

#
Tải và cài đặt ứng dụng lên thiết bị di động
##