Quản lý chi tiêu gia đình HIỆU QUẢ - Đừng bỏ qua bài viết này!
15/06/2022 18:09
Quản lý chi tiêu gia đình đóng vai trò quan trọng để cân bằng cuộc sống và ổn định chi tiêu sinh hoạt chung. Hãy tham khảo bài viết sau để quản lý chi tiêu hiệu quả và mang đến cuộc sống êm ấm, ổn định với mức thu nhập của các thành viên trong gia đình.
1. Quản lý chi tiêu gia đình có khó không?
Quản lý chi tiêu gia đình là bài toán không quá khó nếu bạn cẩn thận và tính toán chỉn chu. Cái khó để quản lý chi tiêu hiệu quả chính là không thể thực hiện chi tiêu một cách đúng theo kế hoạch và đều đặn theo từng tháng. Bởi lẽ với một gia đình dù là đôi vợ chồng mới cưới hay có con cái nhỏ thì những khoản phát sinh chi tiêu không lường trước là thường xuyên xảy ra.
Chính vì vậy, bạn cần có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, phân chia thu nhập hợp lý và để dành một khoản tiền dự phòng để bù đắp những chi phí phát sinh. Ngoài ra, để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả thì rất cần sự trợ giúp và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch của các thành viên trong gia đình. Do đó, thành thạo cách quản lý chi tiêu vợ chồng là bước đầu để bạn kiểm soát tốt chi tiêu của gia đình.

Quản lý chi tiêu trong gia đình không quá khó như bạn nghĩ nếu bạn cẩn thận và tính toán chỉn chu
2. Nguyên tắc để quản lý chi tiêu hợp lý cho gia đình
Để quản lý chi tiêu hợp lý và hiệu quả cho gia đình, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau:
-
Thảo luận với gia đình về kế hoạch chi tiêu: Bạn nên nói chuyện cởi mở và trung thực về tiền bạc với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ/chồng mình. Việc thảo luận này sẽ giúp các thành viên biết được tổng thu nhập, những chi phí phải chi trả trong tháng. Từ đó, thống nhất với nhau về kế hoạch chi tiêu sao cho phù hợp và cùng nhau vui vẻ thực hiện.
-
Thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể: Sau khi đã thảo luận với nhau về thu nhập và tình hình chi tiêu trong gia đình, bạn cần thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể. Đây chính là “kim chỉ nam” để các thành viên thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập ra. Nhờ vậy, việc quản lý chi tiêu sẽ thật “nhẹ nhàng” và hiệu quả.
-
Phân chia trách nhiệm đồng đều giữa các thành viên trong gia đình: Khi đã là một gia đình thì việc chi trả các chi phí cho sinh hoạt chung như tiền nhà, tiền điện, tiền học của con… là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Việc phân chia chi tiêu đồng đều giữa các thành viên sẽ không phải sự “rạch ròi” mà là sự thấu hiểu và nghĩa vụ của cả đôi bên.
Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm chi trả những khoản chi phí nhất định và sự phân chia đồng đều sẽ giúp cả vợ/chồng vui vẻ, thoải mái khi thực hiện. Đồng thời, sẽ không ai phải chịu mệt mỏi hay áp lực với gánh nặng kinh tế, có như vậy cuộc sống gia đình mới êm ấm và bền vững hơn.
-
Quản lý tốt chi tiêu hàng ngày: Khi đã lên kế hoạch chi tiêu và phân chia trách nhiệm thì nhiệm vụ quan trọng của mỗi cá nhân là kiểm soát tốt những chi tiêu cá nhân. Thông thường các chị em hay sa đà vào mua sắm còn các đấng mày râu thì lại chi tiêu quá tay vào những cuộc vui bạn bè. Vì lẽ đó, mỗi người cần phải biết kiềm chế và kiểm soát các hoạt động tiêu tiền của mình thật tốt.
Sự kiểm soát này không phải là áp đặt quá mức các chi tiêu mà tự bạn sẽ chủ động và cân đối tốt các khoản chi phí so với thu nhập. Điều này sẽ giúp cuộc sống của cả gia đình không bị lâm vào tình trạng thiếu thốn hay “túng quẫn”.

Bạn cần có những cuộc thảo luận cởi mở và trung thực về tiền bạc với các thành viên trong gia đình để đưa ra kế hoạch chi tiêu thống nhất, hài hòa
3. 5 phương pháp để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả
Với 5 giải pháp tài chính hữu hiệu sau đây sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu gia đình thật thuận tiện và hiệu quả.
3.1. Phương pháp quản lý chi tiêu gia đình bằng excel
Quản lý chi tiêu gia đình bằng excel là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện trên máy tính. Với phương pháp này, bạn chỉ cần thực hiện nhập chi tiết các chi tiêu trong ngày theo từng cột như: ngày, nội dung chi tiêu, số tiền…
-
Lợi ích: Thông qua phương pháp này, bạn sẽ dễ dàng thống kê được chính xác tổng số tiền đã chi. Qua đó theo dõi, đánh giá và điều chỉnh các khoản chi cho hợp lý.
-
Ưu điểm: Bạn dễ dàng thực hiện ngay trên ứng dụng excel của máy tính đơn giản, không cần tải, cài đặt ứng dụng.
-
Nhược điểm: Bạn sẽ mất thời gian nhập dữ liệu và phải tự phân chia, phân loại các mục chi tiêu. Từ đó, tự mình đưa ra đánh giá và nhận xét chi tiêu của gia đình.

Quản lý chi tiêu gia đình bằng excel đơn giản, không cần cài đặt và tải ứng dụng
3.2. Phương pháp 6 chiếc lọ
Đây là phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả và được nhiều người áp dụng hiện nay. Đối với quản lý chi tiêu gia đình thì đây cũng là một trong những phương pháp phù hợp và dễ thực hiện.
Theo đó, tổng thu nhập của cả gia đình sẽ được chia thành 6 phần tương ứng với 6 lọ theo tỷ lệ như sau: quỹ chi tiêu thiết yếu (55%), quỹ tiết kiệm (10%), quỹ giải trí (10%), quỹ đầu tư (10%), quỹ giáo dục (10%), quỹ từ thiện (5%).
-
Lợi ích: Giúp người dùng phân bổ tổng thu nhập với các mục đích phù hợp. Qua đó, thiết lập kế hoạch và kiểm soát chi tiêu dễ dàng.
-
Ưu điểm: Đây là phương pháp dễ hiểu, dễ thực hiện và ứng dụng hợp lý cho chi tiêu gia đình khi phân ra được 6 mục tiêu cụ thể cho cuộc sống.
-
Nhược điểm: Chưa đưa ra quỹ dự phòng, bạn có thể thay thế quỹ từ thiện thành quỹ dự phòng nếu điều kiện kinh tế còn hạn hẹp.

Phương pháp quản lý chi tiêu 6 lọ đơn giản, dễ ứng dụng
3.3. Phương pháp 50/20/30
Tương tự quản lý tài chính theo mô hình 6 chiếc lọ, phương pháp 50/30/20 sẽ thực hiện chia tổng thu nhập thành 3 phần: chi tiêu thiết yếu (50%), chi cho sở thích cá nhân (30%), dành cho tiết kiệm và đầu tư (20%).
-
Lợi ích: Giúp bạn dễ dàng hoạch định kế hoạch chi tiêu phù hợp. Từ đó, đưa ra kế hoạch chi tiêu cụ thể và quản lý tài chính tốt hơn.
-
Ưu điểm: Đây là phương pháp phù hợp với chi tiêu gia đình, dễ áp dụng.
-
Nhược điểm: Cách phân bổ chi phí vẫn còn chung chung và chưa thể giúp người dùng đánh giá chi tiêu của gia đình.

Phương pháp 50/30/20 - quản lý chi tiêu gia đình phù hợp, dễ áp dụng
3.4. Phương pháp Kakeibo Nhật Bản
Là một trong những phương pháp quản lý tài chính nổi tiếng tại Nhật Bản, Kakeibo được nhiều người trên thế giới áp dụng. Để quản lý tài chính gia đình tốt nhất, bạn cần trả lời 4 câu hỏi: Tổng thu nhập của gia đình là bao nhiêu? Bạn muốn tiết kiệm được bao nhiêu? Gia đình bạn đã chi tiêu bao nhiêu? Bạn có thể cải thiện tài chính và chi tiêu bằng cách nào?
-
Lợi ích: Khi trả lời được những câu hỏi đó theo đúng ý nguyện của mình, bạn sẽ đưa ra được kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm phù hợp. Ngoài ra, theo phương pháp này bạn còn chủ động điều chỉnh cải thiện tài chính theo đúng thực tế thu nhập mà vẫn đảm bảo chi tiêu chung của gia đình.
-
Ưu điểm: Đây là phương pháp ứng dụng thực tế nhất cho tình hình kinh tế và nhu cầu chi tiêu của gia đình. Nếu thực hiện tốt theo phương pháp này, bạn sẽ chủ động chi tiêu và giúp tài chính gia đình ổn định, bền vững hơn.
-
Nhược điểm: Không cụ thể cách thức thực hiện nên sẽ khó để bạn lập kế hoạch chi tiêu phù hợp.

Kakeibo - Phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả của người Nhật
Xem thêm: 12 Cách quản lý chi tiêu cho sinh viên ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ
3.5. Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu gia đình
Ngoài các phương pháp trên thì hiện nay đã có rất nhiều những ứng dụng tài chính được triển khai để hỗ trợ bạn quản lý chi tiêu gia đình thuận tiện và dễ dàng hơn. Dưới đây là một số phần mềm quản lý chi tiêu gia đình hữu ích bạn có thể tham khảo:
3.5.1. Money Lover
Đây là ứng dụng tổng hợp nhiều tính năng tiện ích như: theo dõi thu chi trong gia đình hàng ngày, lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với ngân sách, theo dõi tiết kiệm hoặc các khoản vay đơn giản.
Ưu điểm của ứng dụng Money Lover:
-
Hỗ trợ thông báo số dư tài khoản (với những ngân hàng liên kết với Money Lover).
-
Là ứng dụng được đánh giá về tính khả dụng cao, hỗ trợ quản lý chi tiêu gia đình tốt.
-
Có nhiều tính năng nổi bật như: theo dõi khoản nợ vay, hóa đơn, xuất file excel.
-
Hỗ trợ trên các thiết bị điện thoại ở cả nền tảng iOS và Android.
3.5.2. Sổ thu chi MISA
Là một trong những đơn vị cung cấp các ứng dụng tài chính hàng đầu tại Việt Nam, MISA đã triển khai ứng dụng Sổ thu chi MISA giúp người dùng ghi chép các khoản thu chi gia đình nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, ứng dụng còn có tính năng thiết lập các báo cáo phân tích thu chi trực quan để bạn dễ dàng kiểm soát chi tiêu và điều chỉnh cho hợp lý.
Ưu điểm của Sổ thu chi MISA:
-
Ghi chép thu chi nhanh chóng.
-
Báo cáo được thể hiện trực quan, dễ hiểu.
-
Dữ liệu sẽ được lưu trữ và đồng bộ trên nhiều thiết bị.
3.5.3. Tính năng “Trợ lý tài chính cá nhân” trên ứng dụng Ngân hàng số SeAMobile
SeABank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân” - SeAMobile. Với mô hình quản lý chi tiêu 6 lọ chuẩn quốc tế giúp người dùng có thể quản lý chi tiêu gia đình, kiểm soát tài chính dễ dàng. Ngoài ra, bạn còn có thể lập cho gia đình một kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm phù hợp.
Cùng với đó là tính năng cảnh báo về việc chi tiêu vượt kế hoạch, giúp bạn nhắc nhở chính mình và người thân để có những điều chỉnh và cân đối chi tiêu kịp thời. Ngoài ra, ứng dụng SeAMobile sẽ căn cứ trên thu nhập của gia đình để đưa ra các gợi ý tiêu dùng và mua sắm phù hợp.
Ưu điểm của “Trợ lý tài chính cá nhân” SeAMobile:
-
Phân tích chi tiêu tài chính theo mô hình 6 lọ chuẩn quốc tế và trình bày ở dạng biểu đồ. Từ đó, giúp khách hàng có cái nhìn trực quan và dễ dàng so sánh chi tiêu thực tế của gia đình với chi tiêu theo tỷ lệ 6 lọ.
-
Bạn có thể tự điều chỉnh tỷ lệ ở 6 lọ sao cho phù hợp với thu nhập và tình hình chi tiêu của gia đình.
-
Bạn sẽ được nhắc nhở nếu chi tiêu vượt kế hoạch đề ra.
-
Lập kế hoạch chi tiêu dễ dàng, cụ thể và sát với thực tế của gia đình.
Với nhiều tính năng và ưu điểm nổi bật, “Trợ lý tài chính cá nhân” SeAMobile của SeABank chính là sự lựa chọn thông minh cho các khách hàng để quản lý chi tiêu gia đình dễ dàng và hiệu quả trong thời đại 4.0.

“Trợ lý tài chính cá nhân” SeAMobile - là lựa chọn thông minh để bạn quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả và dễ dàng hơn
4. Hướng dẫn lập kế hoạch chi tiêu gia đình trong 1 tháng
Để áp dụng hiệu quả một trong những phương pháp hỗ trợ quản lý chi tiêu trên thì trước hết bạn cần biết cách lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho gia đình trong 1 tháng. Công việc này giúp bạn cân đối chi tiêu hợp lý và chủ động hơn. Các bước lập kế hoạch gồm:
-
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong tháng
Trước hết, bạn cần đặt ra cho gia đình một mục tiêu tài chính trong tháng như: quỹ tiết kiệm bao nhiêu, dự phòng bao nhiêu, dự định mua sắm đồ thiết yếu… Từ đó, sẽ dễ dàng lên một kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm cụ thể nhất.
-
Bước 2: Liệt kê các khoản thu nhập trong tháng
Bạn cần liệt kê những khoản thu nhập trong tháng của 2 vợ chồng: tiền lương, tiền thưởng, tiền thu nhập công việc khác… Sau đó, dự trù tổng thu nhập để lên kế hoạch chi tiêu hợp lý với mức thu nhập đó.
-
Bước 3: Liệt kê các chi tiêu cố định và các khoản phát sinh
Trong mỗi tháng, bạn cần định hình tương đối các khoản chi phí cần trả như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, mua sắm, tiền học của con… Ngoài ra, cần tính toán và dự trù cả những khoản chi phát sinh như tiền đám cưới, tiền thuốc… để đưa ra quỹ dự phòng phù hợp. Nhờ vậy, mà tình hình chi tiêu sẽ được ổn định theo kế hoạch, không bị thâm hụt tài chính bởi những chi phí bất ngờ.
-
Bước 4: Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng theo các phương pháp quản lý chi tiêu
Bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp quản lý chi tiêu trên để kiểm soát và thực hiện kế hoạch chi tiêu tốt hơn. Trong đó, tính năng “Trợ lý tài chính cá nhân” SeAMobile của Ngân hàng SeABank đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn vì dễ theo dõi và quản lý chi tiêu thông minh, khoa học và hiệu quả.
-
Bước 5: Điều chỉnh các khoản chi tiêu cho phù hợp
Trong quá trình thực hiện chi tiêu theo kế hoạch, bạn và người thân có thể điều chỉnh các khoản chi cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, cần có sự thảo luận và đồng tình của các thành viên để chi tiêu hợp lý và đảm bảo hòa khí trong gia đình.
-
Bước 6: Theo dõi chi tiêu trong tháng
Cuối mỗi tháng, bạn cần tổng hợp chi tiêu trong tháng, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan và điều chỉnh chi tiêu những tháng sau cho phù hợp.

Bạn cần thực hiện đầy đủ 6 bước để lập kế hoạch chi tiêu gia đình sát thực tế và phù hợp với tổng thu nhập
5. Mẫu kế hoạch chi tiêu gia đình với mức thu nhập 20 triệu
Sau đây là mẫu kế hoạch chi tiêu gia đình chi tiết để bạn dễ hình dung và xây dựng kế hoạch tài chính dễ dàng.
Giả sử, thu nhập hàng tháng của gia đình bạn là 20 triệu đồng (đây là mức thu nhập trung bình của các gia đình hiện nay). Bạn có thể tham khảo cách phân bổ ngân sách chi tiêu như sau:
Khoản chi tiêu |
Số tiền (VNĐ) |
Thuê nhà |
3.000.000 |
Ăn uống |
4.000.000 |
Đi lại |
500.000 |
Hóa đơn điện, nước |
1.000.000 |
Chi phí cho sức khỏe |
500.000 |
Gia đình nội, ngoại |
2.000.000 |
Mua sắm |
1.000.000 |
Giải trí |
500.000 |
Hiếu hỉ, ma chay, sinh nhật |
1.000.000 |
Quỹ tiết kiệm |
3.000.000 |
Quỹ dự phòng |
1.000.000 |
Tổng cộng |
17.500.000 |
Còn lại |
2.500.000 |
Như vậy, với mức thu nhập trung bình của các gia đình Việt hiện nay, nếu bạn phân bổ và kiểm soát chi tiêu hợp lý thì vẫn hoàn toàn đảm bảo chi phí sinh hoạt hàng ngày, giải trí, mà vẫn có một khoản dư nhất định để tiết kiệm tích lũy. Điều này cho thấy việc quản lý chi tiêu là vô cùng quan trọng để gia đình có nguồn tài chính vững vàng, cuộc sống ổn định với tổng thu nhập không cao.

Bạn có thể dựa vào các mẫu kế hoạch chi tiêu tương ứng với thu nhập để lập kế hoạch tài chính cho gia đình tốt nhất
6. Những sai lầm phổ biến trong quản lý chi tiêu gia đình
Trong quá trình quản lý chi tiêu, bạn cần tránh những sai lầm sau để đảm bảo kinh tế gia đình luôn vững vàng.
-
Không chuẩn bị trước kế hoạch chi tiêu: Việc lên kế hoạch và dự trù chi tiêu sẽ giúp bạn chủ động hơn với nguồn tài chính của mình, hạn chế được việc chi tiêu những khoản không cần thiết gây lãng phí.
-
Trao toàn quyền quản lý, chi tiêu tài chính cho 1 người: Điều này sẽ gây áp lực tài chính cho người nắm giữ và những người còn lại trong gia đình sẽ không cảm thấy thoải mái vì không được tự chủ về tài chính. Do đó, trách nhiệm tài chính cần được chia đồng đều để mọi người cùng san sẻ gánh nặng tài chính và là nền tảng cho cuộc sống gia đình hạnh phúc.
-
Quá nặng nề và áp đặt chi tiêu: Kiểm soát chi tiêu tốt là một trong những tín hiệu tích cực để quản lý chi tiêu thành công. Tuy nhiên, đó không phải là sự nặng nề hay áp đặt quá mức. Mỗi người đều có thể tự linh động và cân đối chi tiêu, miễn là không vượt quá giới hạn và tổng thu nhập. Nếu bạn quá nặng nề và áp đặt chi tiêu sẽ gây tác dụng ngược và sự căng thẳng không đáng có trong gia đình.

Bạn không nên quá nặng nề và áp đặt chi tiêu sẽ gây căng thẳng và mất hòa khí trong gia đình
Quản lý chi tiêu gia đình không quá khó nếu có sự đồng lòng của các thành viên trong gia đình và sự hỗ trợ của các ứng dụng tài chính thông minh. Hãy lựa chọn “Trợ lý tài chính cá nhân” trên SeAMobile của Ngân hàng SeABank để quản lý chi tiêu gia đình nhanh chóng và hiệu quả. Khách hàng quan tâm tới các chương trình và sản phẩm dịch vụ của SeABank có thể liên hệ các điểm giao dịch gần nhất của SeABank trên toàn quốc, gọi Hotline 1900 555 587 hoặc truy cập website www.seabank.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn.
Tin khác