Tin tức
29/09/2023
Làm bố mẹ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, tuy nhiên quá trình sinh con và nuôi con không hề đơn giản. Áp lực tài chính là một trong những vấn đề phổ biến thường gặp khi các gia đình chào đón thành viên mới. Liệu bạn đã sẵn sàng tài chính để có con?
Hãy chuẩn bị thấu đáo cho mọi tình huống để chuyện tiền bạc không làm ảnh hưởng đến niềm vui có con của bạn. Cùng SeABank điểm lại những yếu tố tài chính quan trọng mà chúng ta nên lưu tâm nhé.
1. Xác định khả năng tài chính trước khi có con
Việc có con ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của gia đình. Trong và sau khi mang thai, bạn sẽ cần khoảng thời gian nghỉ việc nhất định để chăm sóc đứa trẻ lẫn bản thân người mẹ, và điều này có thể khiến tiền lương của bạn bị giảm sút.
Kiểm tra với công ty bạn đang làm việc hoặc đơn vị cung cấp bảo hiểm của bạn để tìm hiểu những chính sách liên quan đến việc sinh con. Bên cạnh chế độ bảo hiểm thai sản cũng như mức lương trong thời gian nghỉ thai sản dành của phụ nữ, bạn xem liệu còn có các phúc lợi khác như ngày phép hưởng nguyên lương cho người chồng, hay các khoản hỗ trợ vật chất khác.
Sau khi nắm được các thông tin trên, bạn đã xác định được tương đối mức thu nhập của gia đình khi có thêm một đứa trẻ. Từ đó bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch thu chi và điều chỉnh ngân sách của mình.
2. Xem lại kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bạn
Đừng chỉ tập trung vào con mà quên rằng, bạn quan trọng không kém. Nếu người bố hoặc mẹ gặp vấn đề sức khỏe thì đứa trẻ sẽ không được chăm sóc trong trạng thái tốt nhất và tài chính của gia đình cũng ảnh hưởng. Vì vậy nhớ kiểm tra bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe của mình để đảm bảo rằng bạn biết được số tiền cuối cùng bạn phải tự chi trả, nếu chẳng may có vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem chi phí để thêm người được bảo hiểm bổ sung vào hợp đồng bảo hiểm nhóm của bạn là bao nhiêu. Nếu cả bạn và vợ/chồng của bạn đều có bảo hiểm thông qua nơi làm việc, hãy xem các điều khoản và chi phí của cả hai chính sách và quyết định xem liệu việc bảo hiểm tất cả trong một hợp đồng hay chia nhỏ phạm vi bảo hiểm giữa hai hợp đồng sẽ có lợi hơn về mặt tài chính.
3. Tính toán chi phí nuôi con nhỏ
Chi phí chiếm phần lớn của các gia đình đó là chăm sóc trẻ em, đặc biệt tốn kém đối với trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh, chi phí chủ yếu là bỉm sữa và đồ dùng. Tuy nhiên giai đoạn này, sức khỏe trẻ thường chưa ổn định nên chi phí y tế phát sinh là không ít. Sau khi người mẹ hết thời gian nghỉ thai sản thì nhiều gia đình trẻ ở thành phố hiện nay thường đối diện thêm với chi phí trông, chăm sóc trẻ để bố mẹ đi làm.
Hãy tìm hiểu sẵn dịch vụ chăm sóc trẻ trước khi trở thành cha mẹ để tìm được đơn vị hoặc cá nhân mà bạn cảm thấy thoải mái và có đủ khả năng chi trả. Để được khấu trừ chi phí nuôi con nhỏ từ thu nhập chịu thuế của mình, bạn nên cung cấp thông tin đến bộ phận nhân sự của công ty đang làm việc hoặc báo trực tiếp cho cơ quan Thuế trong khu vực bạn sống.
Ngoài ra, chi phí mua sắm và săn lùng các thiết bị và đồ dùng trẻ em cũng nên lưu tâm. Những món đồ nhất định phải đảm bảo an toàn cho con bạn, tuy nhiên hãy nhớ rằng, con bạn lớn nhanh hơn nhiều so với món đồ bạn mua. Vậy nên việc mua mới toàn bộ đồ dùng là khá lãng phí. Nói chuyện với bạn bè, kiểm tra các cửa hàng bán hàng đã qua sử dụng, ghé thăm các cửa hàng bán đồ cũ, v.v. Em bé của bạn sẽ không bao giờ biết được sự khác biệt.
Ngay khi bạn bắt đầu nghĩ đến việc trở thành cha mẹ, hãy lập quỹ tiết kiệm cho con. Duy trì một số tiền nhất định vào tài khoản trong mỗi kỳ thanh toán để trang trải các chi phí bất ngờ và những chi phí bạn đã tính vào ngân sách của mình. Bạn có thể tham khảo gói tiết kiệm gửi góp Ươm mầm ước mơ của SeABank, là sản phẩm tích lũy dành riêng cho trẻ em. Chỉ cần gửi từ 200,000 VNĐ mỗi lần, linh hoạt số tiền và thời gian gửi, bố mẹ đã tạo được một quỹ riêng đến tận năm 15 tuổi của con.
4. Cân nhắc kế hoạch tài chính dài hạn
Có con không chỉ tác động đến tài chính của bạn trong ngắn hạn, bạn cũng nên xem xét một bức tranh toàn cảnh hơn. Việc trở thành bố mẹ liệu có cho phép bạn tiếp tục theo đuổi các mục tiêu tài chính khác của mình không, chẳng hạn như tiết kiệm để nghỉ hưu thoải mái hoặc mua nhà nếu bạn chưa làm điều đó? Nếu bạn đã sở hữu một ngôi nhà, bạn có cần nâng cấp lên một ngôi nhà lớn hơn không, điều đó có nghĩa số tiền phải trả hàng tháng để thanh toán khoản nợ cao hơn? Bạn đang lên kế hoạch thay đổi công việc và có thể ảnh hưởng đến mức lương hoặc phúc lợi chăm sóc sức khỏe của bạn?
Xem thêm: Cách Tiết Kiệm Tiền Mua Nhà Chỉ Trong 5 Năm
Tất cả đều là những câu hỏi quan trọng cần đặt ra trước khi quyết định liệu thời điểm hiện tại đã phù hợp để bạn lên chức bố mẹ hay chưa. Hãy thẳng thắn chia sẻ với chồng hoặc vợ của bạn và đánh giá thấu đáo tất cả các khía cạnh tài chính nhằm xem bạn đủ sẵn sàng đảm nhận vai trò mới không. Đừng quên cập nhật những thông tin tài chính hàng tuần tại seabank.com.vn nhé