Tin tức
06/10/2023
Ý tưởng sống tuân theo quy tắc ngân sách chi tiêu có thể gợi lên cảm giác thiếu thốn và cứng nhắc. Tuy nhiên, việc quản lý ngân sách cá nhân hoàn toàn không khó khăn đến thế. Nó có thể là kim chỉ nam cho những ai muốn hướng tới một mục tiêu tài chính cụ thể.
Hãy cùng SeABank tìm hiểu 5 phương pháp quản lý ngân sách nổi tiếng và xem phương thức nào sẽ phù hợp với bạn nhé.
Cách tiếp cận 50-30-20 là một trong những lựa chọn quản lý tiền đơn giản và dễ hiểu nhất, lý tưởng cho những ai muốn lập ngân sách nhưng không có thời gian hoặc sự kiên nhẫn để theo dõi chi tiêu của họ theo các danh mục chi tiết. Theo đó, 50% thu nhập dành cho nhu cầu, 30% cho mong muốn và 20% cho tiết kiệm hoặc trả nợ.
Hình thức này phù hợp cho người mới bắt đầu, đặc biệt đối với những người đang muốn tiết kiệm thời gian hoặc không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu. Việc chỉ có ba danh mục để theo dõi cũng có thể giúp bạn tập trung vào việc điều chỉnh tài chính của mình thay vì sa lầy vào quá trình phân loại từng khoản chi tiêu riêng lẻ.
Ngoài ra phương pháp 50-30-20 còn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chi tiền cho bản thân ngay bây giờ, miễn là không vượt quá mức 30% thu nhập.
Xem thêm: 5 bước lập kế hoạch tài chính hiệu quả
Tuy vậy quy tắc ngân sách 50-30-20 có thể không lý tưởng trong bối cảnh kinh tế hiện tại khá ảm đạm. Khi tài chính suy giảm, việc phân bổ 30% cho nhu cầu cá nhân có thể không thực tế đối với nhiều người. Tùy thuộc vào lối sống riêng của bạn bạn, có thể sẽ hợp lý hơn nếu bạn dành nhiều thu nhập hơn cho các nhu cầu và tiết kiệm thay vì bất kỳ mong muốn nào.
Ý tưởng quy tắc này là chi tiêu từng tiền bạn kiếm được. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là đi ra ngoài và phung phí từng xu. Đúng hơn là đặt ra một mục đích cụ thể cho tiền của bạn, cho dù đó là tiền tiết kiệm, chi tiêu hay chi tiêu tùy ý.
Đây là một cách tiếp cận cực kỳ chi tiết và tốn nhiều thời gian để lập ngân sách, vì vậy nếu bạn thực sự thực hành hoặc cần nhiều trợ giúp để kiểm soát chi tiêu của mình thì nó sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, nhược điểm là phải mất khá nhiều công sức liên tục. Vậy nên quy tắc Tổng ngân sách bằng 0 có thể không phải là cách tiếp cận tốt nhất đối với những người không cam kết dành nhiều thời gian để duy trì ngân sách của mình.
Phương pháp Ngân sách mục hàng là điều bạn có thể tưởng tượng đến đầu tiên khi nghĩ về ngân sách thông thường hoặc quy trình lập ngân sách.
Để bắt đầu xây dựng ngân sách mục hàng của riêng bạn, hãy liệt kê từng chi phí của bạn hoặc các danh mục chi phí trong một khoảng thời gian nhất định: tuần, tháng, quý,... Phương pháp này hoạt động bằng cách nhóm các chi phí liên quan lại với nhau.
Tiếp theo, đưa ra số tiền chi tiêu mục tiêu cho từng chi tiết đơn hàng hoặc danh mục chi phí trong ngân sách của bạn. Lý tưởng nhất là bạn sẽ thực hiện việc này dựa trên việc xem xét chi tiêu trước đây trong vòng khoảng 3 tháng của mình cho những danh mục đó.
Thường được các doanh nghiệp sử dụng, quy tắc ngân sách mục hàng cho phép phân tích hoặc so sánh chi tiêu của bạn trong các danh mục cụ thể. Chúng cũng cho phép dễ dàng theo dõi cả thu nhập và chi phí.
Những lợi ích và nhược điểm của phương pháp lập ngân sách này trên thực tế là giống nhau, tùy thuộc vào tính cách và nhu cầu của bạn. Bởi vì nó rất chi tiết nên đây có thể là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần kiểm soát chi tiêu nhiều hơn hoặc là người chú trọng đến chi tiết. Tuy nhiên, đồng thời sẽ đòi hỏi nhiều thiết lập và điều chỉnh, có thể là hạn chế đối với một số người.
Quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ bao gồm: Thiết yếu, Tiết kiệm, giáo dục, Giải trí, Tự do tài chính, Từ thiện với tỷ trọng cân đối so với thu nhập.
Hiện nay mô hình chi tiêu 6 chiếc lọ đã được ứng dụng thành công trên ứng dụng số SeAMobile của SeABank, mang đến cho khách hàng giải pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Bên cạnh đó, ứng dụng SeAMobile còn gửi tới khách hàng các cảnh báo về việc chi tiêu vượt kế hoạch để có những điều chỉnh và cân đối kịp thời, tránh thâm hụt.
Mỗi phương pháp ngân sách lại có 1 điểm hay riêng và bạn hoàn toàn có thể kết hợp chúng lại với nhau và chúng ta đã có phương pháp Ngân sách kết hợp.
Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu với kế hoạch 50/20/30, trong đó mục tiêu là tiết kiệm 20% thu nhập của bạn. Tiếp sau đó, trong phạm vi cho phép, bạn có thể dùng phương pháp Ngân sách mục hàng thiết lập các danh mục chi tiêu chi tiết và sử dụng ứng dụng ngân hàng số để phân bổ tiền vào các tài khoản khác nhau. SeAMobile có thể là một công cụ cực kỳ hữu ích trong trường hợp này. Ứng dụng sẽ căn cứ trên thu nhập và khả năng chi trả của khách hàng để đưa ra các gợi ý tiêu dùng và mua sắm phù hợp, giúp khách hàng có thể tối ưu hóa các mục tiêu cũng như nguồn tiền của mình.
Xem thêm: Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với app SeAMobile
Kết luận:
Xây dựng ngân sách chi tiêu là một hoạt động khá cá nhân. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì phương pháp 50/30/20 hay mô hình 6 lọ có thể rất ổn với bạn. Nhưng nếu bạn cần một giải pháp mạnh và triệt để, thì rất nên tham khảo phương pháp Ngân sách mục hàng. Điều quan trọng là mỗi mục tiêu và tính cách của mỗi người sẽ phù hợp với từng phương pháp khác nhau.
Đừng quên cập nhật những thông tin tài chính hữu ích hàng tuần tại www.seabank.com.vn nhé.