Tin tức
03/11/2023
Bạn muốn tiết kiệm tiền cho những dự định cá nhân nhưng loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu? Cùng SeABank thử ngay một trong những cách tiết kiệm tiền dưới đây để tối ưu hóa dòng tiền và hoạch định tài chính hiệu quả.
1. Để dành 20.000 đồng mỗi ngày
Đặt ra mục tiêu mỗi ngày tiết kiệm 20.000 đồng - tương đương một chiếc bánh mì, trong 365 ngày sẽ giúp bạn để dành được 7,3 triệu đồng sau một năm. Tương tự, bạn cũng có thể lên kế hoạch tiết kiệm tiền hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc thiết lập một khoản tự động chuyển sang tài khoản tiết kiệm ngay khi bạn nhận lương.
Nhận lương qua tài khoản ngân hàng giúp bạn giữ tiền an toàn cũng như dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến như mua hàng online, thanh toán hóa đơn tiện ích… Hơn nữa, bạn còn nhận được các ưu đãi về phí, giảm lãi suất vay khi sở hữu tài khoản lương.
2. Tiết kiệm tiền mỗi ngày thêm 1.000 đồng
Tiết kiệm thêm 1.000 đồng mỗi ngày chính là một cách tiết kiệm tích tiểu thành đại vô cùng hiệu quả. Giả sử, bạn đang để dành 20.000 đồng mỗi ngày thì ngày hôm sau hãy dành ra 21.000 đồng, ngày tiếp theo là 22.000 đồng, ngày kế tiếp là 23.000 đồng và cứ như thế thêm 1.000 đồng tiết kiệm mỗi ngày như thế. Hãy kiên trì với khoản tiết kiệm nhỏ này, kết quả sau đó chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Việc luyện tập thói quen tiết kiệm và trân trọng khoản tiền nhỏ mỗi ngày này sẽ đặc biệt hữu ích với những ai muốn học cách đầu tư tài chính để tạo nguồn thu nhập thụ động thông qua sức mạnh của lãi kép. Tận dụng sức mạnh của thời gian và việc tiết kiệm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo ra số tiền rất lớn trong dài hạn.
3. Rà soát chi tiêu cá nhân hàng tháng
Mỗi tháng một lần, bạn hãy kiểm tra các giao dịch tài khoản của mình và liệt kê những khoản nào mà bạn có thể hạn chế chi tiêu, những khoản nào để tiết kiệm. Lặp lại thói quen này định kỳ hàng tháng để quản lý tài chính một cách hiệu quả.
Nếu bạn chưa quen với việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân và không biết phân bổ như thế nào hợp lý, bạn có thể tham khảo các quy tắc quản lý tài chính cá nhân phổ biến như quy tắc 50/30/20 – là chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 nhóm: nhu cầu thiết yếu (chiếm 50%), mong muốn, sở thích (30%) và đầu tư, tiết kiệm (20%). Hoặc bạn có thể phân bổ chi tiêu theo quy tắc 6 chiếc lọ. Cơ bản, quy tắc 6 chiếc lọ sẽ tương tự như quy tắc 50/30/20, nhưng sẽ chi tiết hơn. Hiện nay SeABank là một trong các ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân” - SeAMobile kèm mô hình 6 chiếc lọ. Tính năng hữu dụng này cho phép khách hàng quản lý dòng tiền, theo dõi và kiểm soát hình tình hình tài chính, đồng thời lập kế hoạch tiết kiệm, mua sắm phù hợp với thu nhập của bản thân.
Tham khảo: 3 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả giúp tiết kiệm
4. Nâng cao sức khỏe thể chất từ việc tiết kiệm tiền
Một tổ chức có tên là HealthyWage, thành lập tại Mỹ đã thành công trong việc phát triển các chương trình giảm cân cho người dùng dựa trên động lực tài chính - nghĩa là chương trình gắn liền với các mục tiêu giảm cân trong thời gian cụ thể, phối hợp các tác động giảm cân và động lực khen thưởng. Kết quả là các chương trình ¨Thử thách giảm cân tăng thu nhập¨ thu hút đông đảo số lượng người tham gia và giúp gần nửa triệu người đạt được mục tiêu giảm cân.
Cách đặt cược vào việc giảm cân này mang lại nhiều lợi ích to lớn, tại sao bạn không thử kết hợp tiết kiệm tiền cùng với việc nâng cao sức khỏe thể chất? Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy đặt ra phần thưởng cụ thể khi hoàn thành mục tiêu chẳng hạn như bạn sẽ tiết kiệm được 100.000 đồng nếu giảm được 1 ký bằng việc luyện tập thể thao hoặc thực hiện chế độ ăn hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định.
Tương tự như vậy, thử thách của bạn là bỏ hút thuốc thì bạn có thể tiết kiệm được số tiền mà bạn chi cho thuốc lá. Bạn thấy đấy, ngoài việc có được sức khỏe tốt hơn, chúng ta cũng xây dựng được ý thức trách nhiệm, hiểu và quản lý các trở ngại cá nhân, kích hoạt động lực mạnh mẽ để không những đạt được mục tiêu mà còn hoạch định tài chính một cách chặt chẽ và lành mạnh.
5. Mặc quần áo 30 lần
Chỉ cần bạn duy trì được thói quen mặc quần áo ít nhất 30 lần, chắc chắn cách tiết kiệm này sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Đây là cách tiết kiệm tiền khuyến khích bạn suy nghĩ thật kỹ về việc sử dụng một thứ gì đó trước khi quyết định mua nó. Đây được gọi là mua sắm có chủ đích.
Tập thói quen này có thể giảm thiểu chất thải, góp phần bảo vệ môi trường và giúp bạn tiết kiệm tiền nhiều hơn. Một thử thách phụ đi kèm đó là bạn hãy thỏa sức sáng tạo (vẽ, cắt may, kết hợp phụ kiện…) cho các phục trang tưởng chừng như đã cũ để vừa có thể tái sử dụng, mặc được nhiều lần hơn, vừa tiết kiệm tiền thay vì mua mới. Chỉ cần một chút sáng tạo, sự thay đổi được tạo sẽ khiến bạn bất ngờ.
6. So sánh giá cả
Dù khi mua sắm hay sử dụng các dịch vụ của ngân hàng – bằng cách so sánh giá cả của hàng hóa dịch vụ, bạn có thể tiết kiệm tiền một cách đáng kể.
Trước khi đi siêu thị, bạn hãy lập một danh sách mua sắm và cam kết tập trung mua những thứ cần thiết với số lượng vừa đủ. Việc này vừa giúp bạn tiết kiệm tiền, vừa bảo vệ môi trường.
Hãy bắt tay vào việc tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ và biến đây trở thành năm của những thay đổi tích cực giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả và tự hào về những thành quả mà bản thân đã đạt được.