Tin tức
20/09/2023
Trẻ cậy cha, già cậy con. Khi già yếu, khó khăn, con cái sẽ là nơi bố mẹ tìm đến để được hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất. Tuy vậy trong một vài trường hợp khi bố mẹ cần giúp đỡ kinh tế, có thể sẽ xảy ra những tình huống khó xử như bản thân con cái cũng không dư dả hoặc sự hỗ trợ đó vượt quá khả năng.
Làm thế nào vừa để giúp bố mẹ giải quyết các rắc rối tiền bạc mà vẫn đảm bảo được tình hình tài chính của cá nhân bạn? Dưới đây, SeABank sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm hỗ trợ bố mẹ các vấn đề tài chính.
1. Đánh giá mức độ tài chính bố mẹ cần hỗ trợ
Khi bố mẹ đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng, hãy thảo luận thẳng thắn với họ về vấn đề gặp phải cũng như mong đợi và mức độ trợ giúp mà họ cần. Bạn có thể hỗ trợ bố mẹ bằng tiền hoặc các hình thức phi tiền tệ như tư vấn, giúp bằng công sức hay cung cấp vật dụng.
Nếu bố mẹ bạn có đủ tài chính trang trải các chi phí hàng ngày như ăn uống, đi lại,… trong tương lai gần nhưng họ đang gặp khó khăn vì điều kiện sống ngày càng đắt đỏ, không còn khả năng tiết kiệm thì sự trợ giúp phi tiền tệ có thể đủ cho nhu cầu của họ. Điều quan trọng là gia đình phải thảo luận tìm ra cách thức hỗ trợ phù hợp nhất. Trong trường hợp bố mẹ cần bạn giúp liên tục thì cần xác định trong bao lâu.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ bạn gặp các vấn đề tài chính cấp thiết như mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn hoặc thậm chí không thể trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thì sự hỗ trợ tiền bạc trực tiếp sẽ là lựa chọn ưu tiên. Việc hỏi về số tiền bố mẹ cần sẽ rất cần thiết.
Khi bạn đã hiểu được hoàn cảnh hiện tại bố mẹ mình, hãy bắt đầu lập kế hoạch về những gì bạn có thể làm để giúp đỡ họ.
2. Giúp đỡ bố mẹ không bằng tiền bạc
Đôi khi thứ hỗ trợ bố mẹ hiệu quả nhất không phải là tiền bạc mà là góc nhìn và sự tư vấn của con cái. Hãy xem xét thật kỹ hoàn cảnh và đưa ra những gợi ý phù hợp:
Nếu bố mẹ bạn đang sống riêng, hãy đánh giá sức khỏe bố mẹ, lối sống hiện tại của bạn và các thành viên khác trong gia đình để xác định xem họ có phù hợp sống cùng bạn hay không. Việc ở cùng và chăm sóc bố mẹ sẽ mang lại những tác động tích cực sâu sắc đến tài chính của họ, thường giúp họ thoát khỏi các chi phí sinh hoạt và các hóa đơn liên quan.
Người Việt có câu “An cư, lạc nghiệp” cho thấy xu hướng sống ổn định nhà cửa, hạn chế chuyển chỗ, di dời. Tuy nhiên khi gia đình gặp các vấn đề về tài chính thì việc thay đổi nơi ở là một yếu tố đáng cân nhắc.
Nếu bố mẹ đang sống ở một ngôi nhà lớn, dư thừa không gian so với nhu cầu của gia đình, thì việc chuyển đến một ngôi nhà nhỏ có thể là điều hợp lý. Hãy giúp họ tính toán xem việc chuyển đến một ngôi nhà nhỏ hơn sẽ giúp chênh lệch được bao nhiêu tiền theo thời gian để xác định xem việc đó có xứng đáng hay không. Việc phân tích nên tính đến các chi phí liên quan đến nhà ở và chi phí di chuyển của họ.
Nếu cha mẹ bạn cần giúp đỡ để trả tiền sửa xe hoặc sửa nhà và bạn có đủ kỹ năng để làm việc đó, hãy đề nghị thỉnh thoảng thực hiện những công việc sửa chữa này cho họ.
Nếu bố mẹ bạn đang tìm cách kiếm thêm tiền, một cách đơn giản để giúp đỡ họ về mặt tài chính là ngồi lại với nhau và soạn thảo một ngân sách cơ bản có tính đến thu nhập và chi phí hàng tháng của họ. Nếu thu nhập ít hơn chi phí là âm, hãy tìm những công việc mà bố mẹ có thể kiếm được nhiều hơn hoặc chi tiêu ít hơn để sống thoải mái hơn.
Không phải ai cũng có thói quen tiết kiệm hay quản lý tài chính tốt. Trong một số trường hợp, bố mẹ bạn có thể là những người dễ vung tay quá trán, thường đổ tiền vào những khoản mua sắm hay thú vui không cần thiết. Khi này, bạn cần phải thẳng thắn trao đổi với bố mẹ về việc chi tiêu không phù hợp và góp ý để họ thay đổi.
3. Giúp đỡ bố mẹ bằng tiền bạc
Nếu tình hình bố mẹ bạn nghiêm trọng hơn mức mà sự hỗ trợ phi tiền tệ có thể giúp ích, thì bạn cần phải đóng góp tài chính. Nếu bạn đi theo con đường này, nên xem xét nhu cầu của bố mẹ bên cạnh nhu cầu của chính bạn và những hạn chế về tài chính.
Bạn cần lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hàng tháng để xác định số tiền, nếu có, bạn có thể phân bổ hợp lý mỗi tháng giúp cha mẹ đang gặp khó khăn mà vẫn trang trải các chi phí và đóng góp cho các mục tiêu tiết kiệm dài hạn của chính bạn.
Thay vì thêm một khoản chi phí duy nhất được gắn nhãn "phụ huynh" vào ngân sách, hãy lập ngân sách các khoản chi tiêu cá nhân mà bạn dự định chi trả, chẳng hạn như: Thuốc men và các trường hợp khẩn cấp về y tế có thể xảy ra; Mua sắm vật dung; Chi phí ăn uống;…
Bạn nên phải thiết lập khoảng thời gian hỗ trợ là bao lâu (vô thời hạn hay trong một khoảng thời gian cố định là tuần, tháng hoặc năm). Bạn cũng cần đảm bảo rằng bố mẹ bạn sẽ thận trọng chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào bạn đã đưa cho họ. Nếu họ không thể quản lý tiền một cách có trách nhiệm, hãy nói rõ rằng bạn không thể hỗ trợ nhiều hơn hoặc đề nghị thanh toán trực tiếp các hóa đơn của họ.
Lưu ý: Nếu bạn đã kết hôn thì hãy đảm bảo số tiền mỗi người dành ra để giúp đỡ tài chính bố mẹ phải được hai bên thỏa thuận. Đừng hứa đưa tiền cho bố mẹ bạn mà bạn đời của bạn không hề hay biết.
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tiết kiệm, đặc biệt nếu cha mẹ bạn không có tài chính chắc chắn. Đây là một bước quan trọng cần thực hiện khi giúp đỡ các bậc cha mẹ đang gặp khó khăn tài chính vì các trường hợp cấp cứu y tế có thể xảy ra đột ngột và không báo trước. Có sẵn một khoản để dự phòng sẽ giúp bạn bớt căng thẳng hơn.
Bạn có thể tích lũy dần dẫn mỗi tuần hoặc mỗi tháng bằng số tiền nhỏ như gói tiết kiệm gửi góp Vun đắp tương lai của SeABank. Theo đó khách hàng được phép gửi góp nhiều lần không giới hạn vào tài khoản tiết kiệm, mỗi lần chỉ từ 200K, hoàn toàn linh hoạt số tiền gửi và thời gian gửi. Bạn có thể đến đăng ký tại quầy hoặc ngay lựa chọn tiết kiệm online trên ứng dụng ngân hàng số SeAMobile
Nếu cha mẹ bạn đang gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể hỗ trợ bằng tiền hoặc phi tiền tệ để cải thiện tình hình. Nhưng đừng quên đánh giá nhu cầu của họ và khả năng đáp ứng của bạn để có thể tìm ra cách tiếp cận phù hợp với tất cả mọi người. Bằng cách này, bố mẹ bạn có thể sống thoải mái và bạn không phải thỏa hiệp với cuộc sống mà bạn đã lên kế hoạch cho chính mình.