Tin tức
14/09/2023
Vì những lý do khác nhau, nhiều gia đình chỉ có chồng hoặc vợ đi làm và một nguồn thu nhập (single-income). Tuy nhiên nếu đó là tình huống ngoài kế hoạch thì việc chuyển từ hai nguồn thu nhập (dual-income) sang một nguồn thu nhập thường khiến các gia đình gặp phải áp lực tài chính rất lớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là 5 bước SeABank hy vọng sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn khi gia đình chỉ còn một nguồn thu nhập.
1. Điều chỉnh ngân sách
Khi nguồn thu nhập của gia đình giảm sút, một trong những điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh ngân sách sinh hoạt của cả nhà theo mức thu nhập mới. Để phù hợp lối sống, bạn sẽ phải cắt giảm một số khoản như là truyền hình cáp, cafe, ăn ngoài hay hạn chế mua đồ lặt vặt… Những khoản phí này để riêng lẻ không đáng bao nhiêu nhưng nếu cộng dồn thì thực sự đáng kể.
2. Đừng quên tiết kiệm
Ngay cả khi gia đình giảm một nửa thu nhập thì bạn vẫn không nên ngừng tiết kiệm lại. Tiết kiệm được dùng cho những tình huống bất ngờ hoặc các khoản thanh toán một lần. Thậm chí, bạn càng nên coi trọng chuyện tích lũy hơn, phòng khi người kiếm tiền duy nhất trong gia đình bị mất việc hoặc gặp trường hợp khẩn cấp bất ngờ khiến họ không thể làm việc.
Quỹ dự phòng nên bằng ít nhất chi phí sinh hoạt 6 tháng của gia đình. Bạn không cần nhất thiết phải giữ lại ngay một khoản tiền lớn, mà thay vào đó tích lũy mỗi tuần hoặc mỗi tháng bằng số tiền nhỏ như gói tiết kiệm gửi góp Vun đắp tương lai của SeABank. Theo đó khách hàng được phép gửi góp nhiều lần không giới hạn vào tài khoản tiết kiệm, mỗi lần chỉ từ 200K, hoàn toàn linh hoạt số tiền gửi và thời gian gửi. Bạn có thể đến đăng ký tại quầy hoặc ngay lựa chọn tiết kiệm online trên ứng dụng ngân hàng số SeAMobile.
Kiến tha lâu ngày đầy tổ, tiết kiệm lâu dần sẽ “đầy” sổ. Hãy bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ.
3. Đầu tư vào bảo hiểm
Nhiều gia đình mắc sai lầm khi không mua bảo hiểm nhân thọ cho cả hai vợ chồng, hoặc chỉ mua cho người đi làm. Vai trò của người trụ cột kinh tế trong gia đình là rất rõ ràng. Nếu chẳng may người trụ cột gặp vấn đề sẽ làm đảo lộn toàn bộ tình hình tài chính của gia đình. Tuy nhiên, đừng quên người vợ/chồng còn lại.
Dù họ không đi làm nhưng nếu chẳng may qua đời hoặc bị bệnh nặng và không thể chăm sóc con cái, thì người trụ cột đang đi làm sẽ phải thuê ngoài những công việc đó, điều này có thể khiến gia đình phải gánh một khoản chi phí lớn. Đó là lý do tại sao việc mua bảo hiểm nhân thọ cho cả bố lẫn mẹ trong một gia đình có con là một bước đi tài chính cần thiết và thông minh.
Bên cạnh đó, hãy cân nhắc việc mua bảo hiểm sức khỏe, thông qua nơi làm việc hoặc chương trình liên kết hoặc chính sách ưu đãi, để giúp trang trải chi phí trong trường hợp bệnh tật hoặc tai nạn không lường trước có thể ảnh hưởng đến thu nhập của bạn.
4. Dần dần thay đổi lối sống
Nếu gia đình bạn mới chỉ đang cân nhắc và chưa chuyển sang lối sống một thu nhập, hãy bắt đầu thực hiện theo từng giai đoạn.
Đầu tiên, hãy điều chỉnh mức sống và ngân sách của bạn để xem liệu một nguồn thu nhập có thực tế đối với bạn và gia đình hay không. Nếu bạn có thể sống bằng một khoản thu nhập trong khi cả hai vợ chồng vẫn đang làm việc thì đây là cơ hội tốt để tiết kiệm tiền vì bạn sẽ giữ toàn bộ thu nhập của một người. Bạn có thể sử dụng thời gian này để trả hết nợ, tích lũy một khoản tiền mặt đáng kể, hoặc quỹ nghỉ hưu hay tiết kiệm cho việc học đại học của con cái sau này.
5. Xác định các khoản chi phí chính
Các gia đình trẻ khi sinh sống tại thành phố lớn thường phải đối mặt với vô vàn những khoản chi tiêu như: lãi vay ngân hàng hoặc tiền thuê nhà, chi phí ăn uống ngoài, mua quần áo hoặc nợ thẻ tín dụng. Bạn cần xác định được đâu là khoản chi phí trọng yếu, cố định, đâu là khoản chi phí có thể điều chỉnh. Nếu bạn có thể cắt giảm bớt nhiều khoản, bạn có thể giải quyết được rất nhiều căng thẳng tài chính và khiến quá trình chuyển đổi từ hai nguồn thu nhập sang một nguồn thu nhập trở nên suôn sẻ hơn.
Hãy thử đặt ra mục tiêu như: Không đi ăn ngoài trong một tháng và tự nấu tại nhà để xem nó tạo ra sự khác biệt như thế nào đối với cả ngân sách và có lẽ là cả vòng eo của bạn. Nếu có khoản tiền thuê nhà đắt đỏ, hãy cân nhắc việc lựa chọn một ngôi nhà có diện tích nhỏ hơn. Đừng cảm thấy như thể điều này không xứng đáng với bạn; hãy nghĩ về nó như một chiến lược tài chính thông minh. Điều chỉnh ngân sách và cắt giảm chi phí chưa bao giờ là điều vui vẻ, hãy coi đó là một khoản đầu tư cho tương lai của gia đình bạn.
Kết luận
Đa số gia đình trẻ hiện nay không dễ để sống thoải mái bằng một nguồn thu nhập. Tuy nhiên với bạn vẫn có thể duy trì được tình hình tài chính ổn định với các bước SeABank vừa chia sẻ. Để kháp phá thêm nhiều kinh nghiệm tài chính bổ ích, truy cập tại trang web của SeABank tại: https://www.seabank.com.vn/