Tin tức
10/11/2023
Thế giới luôn không ngừng biến động, và sau đại dịch Covid-19, điều này càng rõ nét hơn bao giờ hết. Những chuỗi ngày tháng cách ly tại nhà đã khiến nhiều người thay đổi quan điểm và thái độ sống. Cùng với đó là sự trở lại của một xu hướng: YOLO.
YOLO - You only live once là một thuật ngữ được rapper người Canada Drake phổ biến gần một thập kỷ trước, hàm ý rằng mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, vậy nên hãy trân quý thời gian tuổi trẻ để sống hết mình. Và giờ đây, thuật ngữ này còn được mở rộng và phát triển thành: YOLO Economy - nền kinh tế YOLO.
Vượt xa ý nghĩa của thuật ngữ gốc, YOLO Economy hay còn gọi là nền kinh tế Yolo được hiểu là sự dịch chuyển trong văn hóa làm việc. Khái niệm này lần đầu được Tạp chí The New York Times đưa ra trong một bài báo vào năm 2021 – thời điểm dịch COVID-19 đạt đỉnh tại nhiều quốc gia trên toàn cầu: YOLO Economy xảy đến khi thế hệ Millennials đang bị kiệt quệ sức lực vì làm việc. Họ quyết định rời bỏ công việc ổn định và mức thu nhập đều đặn để chuyển sang làm công việc có nhiều trải nghiệm hơn hoặc nghỉ ngơi vô thời hạn.
Một số người quyết định theo đuổi đam mê, một số khác khởi nghiệp, cũng có nhiều người bỏ việc để du lịch khắp thế giới,... Họ không còn hài lòng với cách làm việc 9-5 truyền thống và muốn thứ gì đó khác linh hoạt hơn. Tính linh hoạt không chỉ về thời gian mà còn là sự sẵn sàng cho mọi khoảnh khắc đã bị bỏ lỡ trước đây vì vướng bận công việc. Và Covid đã đánh thức họ. Nhìn chung, trong nền kinh tế YOLO, mọi người chấp nhận đánh đổi sự ổn định cho những trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn.
Trong nền kinh tế YOLO, thị trường tuyển dụng thực sự bị thay đổi. Theo thống kê của Bloomberg, từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021, có khoảng 24 triệu người lao động tại Hoa Kỳ nộp đơn xin thôi việc sau chuỗi ngày dài cân nhắc ưu tiên giữa công việc – cuộc sống, đặc biệt là khi được chủ sử dụng lao động yêu cầu quay trở lại văn phòng.
Các nhà tuyển dụng phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng nhân sự khi các YOLOer nộp đơn xin nghỉ để bắt đầu cuộc sống mới. Các vị trí khuyết thiếu không thể tìm được người thay thế trong vài ngày, chưa kể nhân sự mới cũng cần thời gian để được đào tạo bài bản và học cách xử lý công việc thay cho người cũ. Nếu càng có nhiều người trẻ lựa chọn trở thành YOLOer, doanh nghiệp càng rơi vào nguy cơ mất ổn định về mặt tổ chức.
Bên cạnh đó, các ngành nghề cũng có sự dịch chuyển lớn. Nền kinh tế YOLO đã tạo điều kiện cho các nhóm công việc kỹ thuật số trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Người trẻ hiện nay không còn thiết tha với những nghề nghiệp “mơ ước” của thế hệ trước như bác sĩ, luật sư, kỹ sư,... Thay vào đó, họ có xu hướng muốn thử sức ở các hình thức công việc mới như sáng tạo nội dung hay thậm chí ở lĩnh vực nhiều rủi ro như đầu tư tiền số.
Về mặt kinh tế, không thể phủ nhận những điểm sáng ngắn hạn từ những người lựa chọn sống trong YOLO Economy mang lại. Với khát khao sống trọn vẹn, thay vì dè sẻn tiết kiệm, họ thường tích cực chi tiêu mua sắm để đáp ứng các nhu cầu trải nghiệm. qua đó thúc đẩy hoạt động động sản xuất, buôn bán trên thị trường. Tuy nhiên trong dài hạn, bức tranh có thể không mấy khả quan. Khi lựa chọn bước vào lối sống này, người trẻ thường dễ rơi vào cảnh lỡ chi tiêu "quá đà" và trở thành "con nợ" tín dụng. Các chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ cảnh báo rằng YOLO Economy có thể đẩy mức nợ thẻ tín dụng lên mức cao kỷ lục trong lịch sử.
YOLO Economy có thể mang đến những trải nghiệm hấp dẫn đối với người trẻ, tuy nhiên nó cũng dễ khiến chúng ta bị sống “lệch nhịp”. Hãy cùng SeABank tham khảo một số điều dưới đây trước khi lựa chọn con đường này nhé
Bạn cần xác định xem mình có thể gắn bó với cuộc sống tự lo-tự do trong bao lâu. Nếu kiệt sức và muốn tạm dừng làm việc để "xả hơi", hãy tự đặt ra cột mốc thời gian như là nửa năm nghỉ việc để trải nghiệm cuộc sống mới, hay 1 tháng để du lịch, về quê,... Bạn nhất định nên có mốc giới hạn thời gian để xây dựng kế hoạch phù hợp.
Sống YOLO tất nhiên là vui, tuy nhiên niềm vui đó không thể mãi mãi nếu như nó không đem đến giá trị lâu dài. Nếu bạn từ bỏ công việc để khám phá trải nghiệm mới hoặc tìm lại sự kết nối trong các mối quan hệ, đó đều là những điều vô cùng tốt đẹp. Nhưng nếu lối sống YOLO của bạn vượt qua ranh giới về sức khỏe, an toàn và đạo đức dẫn đến lối sống buông thả, vô kỷ luật, lạm dụng chất kích thích,.... thì sẽ rất nguy hiểm.
Rủi ro lớn nhất trong YOLO Economy là nguy cơ bấp bênh thu nhập hoặc thậm chí là mất thu nhập. Chuẩn bị một kế hoạch quản lý chi tiêu thông minh sẽ giúp bạn duy trì lối sống lành mạnh và bền vững. Trước tiên, bạn cần nắm được ngân sách có bao nhiêu, có thể chi bao nhiêu và cho những hoạt động gì, bao lâu thì sẽ hết… Đặc biệt, đừng quên nguồn tài chính của mình có thể phát sinh những vấn đề xui rủi ngoài dự kiến.
Tham khảo: Quản lý chi tiêu cá nhân - 5 bí quyết thực hiện hiệu quả trong thời đại 4.0
Một trong những ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả trong thời đại 4.0 là Ngân hàng số SeAMobile của SeABank. SeABank đã tiên phong triển khai tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân” giúp người dùng theo dõi, quản lý dòng tiền thu chi, đặt các kế hoạch tiết kiệm, mua sắm. Ngoài ra, SeAMobile còn gửi cảnh báo khi số tiền chi tiêu vượt kế hoạch nhằm giúp bạn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”. Những hành vi tiêu dùng của bạn sẽ được SeAMobile phân tích, tự động phân loại chi tiêu theo mô hình 6 lọ chuẩn quốc tế, giúp bạn thực hiện quản lý tài chính tốt hơn.
Mỗi thế hệ, mỗi bối cảnh đều có đặc thù riêng, và YOLO Economy vẫn là một hiện gây tranh cãi. Đứng dưới góc độ cá nhân, YOLO Economy mang lại yếu tố tích cực nhưng cũng có thể là một con dao hai lưỡi. Hãy cân nhắc và tính toán tình hình tài chính thật cẩn thận trước khi lựa chọn một lối sống nào đó nhé, và đừng quên truy cập vào www.seabank.com.vn để nhận thêm nhiều thông tin tài chính bổ ích!