Tin tức
07/03/2024
Với những khách hàng tìm hiểu về các khoản vay, có lẽ đều từng nghe qua khái niệm room tín dụng. Hãy cùng SeABank tìm hiểu về chủ đề này nhé!
1. Room tín dụng là gì?
Room tín dụng là hạn mức cho vay mà một ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng. Hạn mức này được Ngân hàng nhà nước quy định cho từng ngân hàng trong đầu năm tùy theo định hướng tăng trưởng tín dụng của mỗi năm. Điều này đảm bảo tính thống nhất và minh bạch trong việc cung cấp dịch vụ cho vay của các ngân hàng. Room tín dụng đã được áp dụng theo quy định vào năm 2011 và vẫn luôn duy trì quy định đó đến hiện tại.
2. Vì sao cần áp dụng room tín dụng ở các ngân hàng
Room tín dụng là một trong những công cụ mà Ngân hàng nhà nước áp dụng để quản lý và điều hành quy mô tín dụng của các ngân hàng thương mại.
3. Cách phân bổ room của ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là tổ chức có trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động tài chính của các ngân hàng trong hệ thống. Về việc phân bổ room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định và giám sát để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính.
Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, việc phân bổ hạn mức cho vay (room tín dụng) cho từng ngân hàng sẽ dựa trên một số tiêu chí cơ bản, trong đó bao gồm kết quả chấm điểm xếp hạng ngân hàng lên tới thời điểm gần nhất.
Hạn mức room tín dụng được phân bổ cho mỗi ngân hàng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như quy mô, phạm vi hoạt động, mục tiêu kinh doanh, số lượng khách hàng, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó.
Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc phân bổ room tín dụng, Ngân hàng Nhà nước thường công bố các quy định, tiêu chí và hướng dẫn cho các ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên kiểm tra và đánh giá hoạt động tín dụng của các ngân hàng để phát hiện và xử lý các rủi ro tài chính có thể xảy ra.
4. Thế nào là 'hết hạn room tín dụng' và ‘nới room tín dụng?
Hết hạn room tín dụng là khi ngân hàng đó đã sử dụng hết mức giới hạn số vốn mà ngân hàng nhà nước đã đề ra. Ví dụ: Nếu ngân hàng A được phép cho vay tối đa 100.000 tỷ đồng và đã sử dụng hết số tiền này, thì ta nói ngân hàng đó đã "hết room tín dụng".
Việc ngân hàng hết hạn room tín dụng không chỉ gây ảnh hưởng cho mỗi ngân hàng mà còn tác động đến phía khách hàng. Những khách hàng có nhu cầu vay vốn để đầu tư sẽ bị ảnh hưởng và gián đoạn nhiều yếu tố vì không thể có vốn để tiếp tục đầu tư. Tại các ngân hàng hết room tín dụng cũng xuất phát từ các nguyên do như người vay không trả đủ số tiền vay khiến cho ngân hàng không thể nào giải ngân.
Trong những trường hợp ngân hàng hết mức giới hạn giao dịch tăng trưởng buộc các ngân hàng đó sẽ phải tiến hành nới room tín dụng. Tuy nhiên, để nhanh chóng gia hạn được mức room tín dụng, các ngân hàng bắt buộc phải thông qua quyết định của Ngân hàng Nhà nước để nới room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo sự an toàn và tin cậy của các hoạt động tài chính thế nào.
5. Khách hàng nên làm gì khi ngân hàng vay hết room tín dụng?
Khi hết room tín dụng, có một số phương án thay thế mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho kế hoạch tài chính của mình:
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, SeABank cung cấp nhiều giải pháp vay vốn đa dạng phù hợp với các nhu cầu của khách hàng cá nhân như vay mua nhà, mua xe, vay tiêu dùng,... cho đến các gói tín dụng dành cho doanh nghiệp ở các ngành nghề. Khách hàng hãy liên hệ SeABank để được tư vấn nhé!