Tin tức
14/06/2022
Cách quản lý chi tiêu tốt sẽ giúp bạn chủ động về tài chính, sử dụng nguồn tiền của mình cân đối, hiệu quả. Bạn sẽ duy trì được cuộc sống cân bằng, ổn định với thu nhập của mình nếu tránh được 8 sai lầm trong quản lý chi tiêu sau đây. Hãy theo dõi bài viết sau để có thông tin cụ thể nhé!
Việc chi tiêu tùy hứng là vô cùng nguy hại. Điều này sẽ khiến bạn “đổ tiền” vào những thứ không thực sự cần thiết và khi có những việc quan trọng thì lại không có tài chính để thực hiện. Khi đó, bạn sẽ phải đi vay và “vòng xoáy nợ nần” là điều hiện hữu. Vì vậy, bạn cần phải đặt ra những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn rõ ràng, cụ thể.
Giải pháp:
Bạn có thể xây dựng cho mình kế hoạch chi tiêu những khoản cố định như: tiền học, tiền nhà, tiện điện nước… và những khoản chi tiêu để nâng cao đời sống trong tương lai gần như: mua xe máy, điện thoại… hoặc những mục tiêu xa hơn mua nhà, mua ô tô, nghỉ hưu…
Chỉ khi hoạch định rõ kế hoạch tài chính của bản thân thì bạn mới hạn chế chi tiêu cho những việc không cần thiết. Từ đó, góp phần ổn định tài chính trong tương lai và xây dựng cuộc sống tốt hơn.
Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể giúp bạn ổn định tài chính trong tương lai và thực hiện được nhiều dự định lớn
Nhu cầu về cuộc sống của mỗi người là khác nhau. Do đó, cách phân bổ chi tiêu ở mỗi người cũng được xây dựng theo cách thức riêng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần xây dựng theo một nền tảng cơ bản và hợp lý để không sa đà vào những chi tiêu không cần thiết và thiếu đi khoản tiết kiệm, dự phòng. Nếu không suy nghĩ tới việc tiết kiệm và dự phòng thì tài chính trong tương lai của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi có sự cố xảy ra.
Giải pháp:
Bạn có thể phân bổ chi tiêu hợp lý theo các phương pháp sau:
Phương pháp 6 chiếc lọ: Đây là một phương pháp được áp dụng phổ biến trên thế giới. Bạn sẽ chia thu nhập của bạn thành 6 phần, mỗi phần tương ứng với 1 lọ theo tỷ lệ như sau: chi phí thiết yếu (55%), khoản tiết kiệm (10%), khoản đầu tư cho học tập (10%), dành cho vui chơi, giải trí (10%), khoản từ thiện (5%), khoản tự do tài chính (10%).
Phương pháp Kakeibo Nhật Bản: Người Nhật luôn được biết đến với tính kỷ luật trong tài chính, vì vậy phương pháp Kakeibo cũng được nhiều người đón nhận tích cực. Theo phương pháp này, bạn sẽ chia thu nhập của mình vào 4 phong bì gồm: các khoản thiết yếu, chi tiêu không thiết yếu, khoản đầu tư, chi phí phát sinh không dự tính trước.
Phương pháp 50/20/30: Là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay, phương pháp 50/20/30 sẽ hỗ trợ bạn quản lý chi tiêu hiệu quả. Số tiền bạn kiếm được sẽ được chia thành 3 khoản: chi thiết yếu (50%), chi các khoản mong muốn (30%), tiết kiệm (20%).
Các phương pháp trên sẽ giúp bạn hoạch định và lên kế hoạch chi tiêu phù hợp với nguồn thu nhập của mình, từ đó quản lý chi tiêu và xây dựng nguồn tài chính vững vàng trong tương lai.
Phân bổ chi tiêu hợp lý góp phần quản lý chi tiêu hiệu quả và xây dựng nguồn tài chính vững vàng trong tương lai
Lên kế hoạch và phân bổ chi tiêu hợp lý là tốt, nhưng nếu bạn không kiểm soát được các khoản chi tiêu thì hiệu quả sẽ không như mong đợi. Bạn vẫn có thể bị sa đà vào những chi tiêu không cần thiết và không thực hiện được kế hoạch tài chính đã đề ra. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không còn nguồn tài chính cho mục đích tiết kiệm hoặc đầu tư.
Giải pháp:
Để kiểm soát tốt chi tiêu, bạn cần ghi ra những khoản thu chi cần thiết và cố định, ước tính tổng chi phí cho những khoản đó. Sau đó, bạn để riêng tiền tương ứng với từng mục chi tiêu nhằm tránh chồng chéo, khó kiểm soát hơn. Khi số tiền dành cho từng khoản đã gần hết, bạn cần tiết chế và cân nhắc sử dụng phù hợp.
Xem thêm: 4 bước quản lý chi tiêu hàng ngày hiệu quả nhất
Bạn cần tách bạch từng khoản chi tiêu để tránh chồng chéo, khó kiểm soát
Thông thường khi có nguồn thu nhập, bạn sẽ “thả lỏng” và chi tiêu thoải mái hơn. Nếu không “để dành” ngay thì bạn có thể chi tiêu “lẹm” vào phần tài chính cho mục đích tiết kiệm.
Khoản tiết kiệm không được tích lũy thường xuyên sẽ khiến bạn gặp phải tình huống “tay trắng” sau một thời gian dài làm việc. Khi đó, nguồn tài chính trong tương lai thiếu bền vững và bạn sẽ không đạt được những dự định, mục tiêu dài hạn.
Giải pháp:
Ngay từ thời điểm có thu nhập, bạn cần phải dành riêng một khoản nhất định cho phần tiết kiệm. Bạn cần thực hiện tiết kiệm từ 10 - 20% nguồn thu nhập (tùy vào nhu cầu và tình hình tài chính hiện tại). Với số tiền tiết kiệm hàng tháng này, bạn sẽ có được một khoản tài chính nhất định trong tương lai để thực hiện nhiều dự định trong cuộc sống.
Tiết kiệm ngay khi có thu nhập giúp bạn tránh chi tiêu “quá tay” và không có tài chính vững vàng trong tương lai
Ngoài khoản tiết kiệm thì bạn cũng cần xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này khác với khoản tiết kiệm, là phần tài chính bạn dành cho những sự cố bất ngờ, không lường trước được. Khoản dự phòng sẽ giúp bạn đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch tài chính đề ra. Đặc biệt trong quản lý chi tiêu gia đình thì việc luôn có quỹ dự phòng là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe tài chính cho cả gia đình.
Giải pháp:
Đồng thời với việc lập quỹ tiết kiệm thì bạn cũng nên lập quỹ dự phòng ngay khi có thu nhập. Thông thường quỹ dự phòng có thể chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 - 10% thu nhập. Khi đó, bạn sẽ có tài chính để chi cho những chi tiêu bất ngờ như: sửa chữa xe cộ, chữa bệnh… Điều này khiến những mục đích chi tiêu, tiết kiệm mà bạn đặt ra sẽ không bị ảnh hưởng và đặc biệt là bạn không gặp quá nhiều khó khăn về tài chính vào những thời điểm “đen đủi”.
Cần thực hiện quỹ dự phòng cùng với quỹ tiết kiệm để hạn chế chi tiêu vào những mục tiêu không cần thiết
Hiện nay các công ty tài chính triển khai rất nhiều sản phẩm thẻ tín dụng giúp bạn linh hoạt và thuận tiện hơn trong chi tiêu. Với chiếc thẻ này, bạn có thể tiêu dùng khi không có sẵn tiền; nhưng nếu kiểm soát không tốt thì bạn rất dễ chi tiêu “quá tay”. Khi đó, nếu không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán đúng kỳ hạn cho phía ngân hàng thì bạn sẽ còn phải chi trả thêm tiền lãi hoặc phí phạt.
Giải pháp:
Để chi tiêu hiệu quả với thẻ tín dụng, bạn chỉ nên sử dụng thẻ để thanh toán các khoản thiết yếu. Đồng thời, cần tận dụng tốt khoảng thời gian miễn lãi (thường là 45 ngày) và thực hiện chi trả toàn bộ dư nợ trong khoảng thời gian trên để không bị mất lãi và phí phạt. Bên cạnh đó, sử dụng thẻ tín dụng còn giúp bạn nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn như: hoàn tiền, chiết khấu, tích lũy điểm thưởng… để chi tiêu linh hoạt mà vẫn tiết kiệm.
Hãy sử dụng thẻ tín dụng thật thông minh để chi tiêu linh hoạt, tiện lợi mà vẫn tiết kiệm
Đầu tư là một việc nên thực hiện khi bạn có nguồn tài chính và có đủ kiến thức về lĩnh vực mà bạn định đầu tư. Tuy nhiên, cần tính toán kỹ trước khi thực hiện, bởi nếu đầu tư không hiệu quả sẽ khiến bạn bị tổn thất kinh tế nặng nề. Điều đó đồng nghĩa với việc tài chính của bạn sẽ bị thâm hụt và gây ảnh hưởng tới cuộc sống và chi tiêu chung.
Giải pháp:
Bạn chỉ nên đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu biết hoặc tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Nếu có nguồn tài chính dư dả và muốn mang lại khả năng sinh lời ổn định thì bạn có thể lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng. Đây chính là một trong những kênh tài chính được nhiều người lựa chọn vì đơn giản, dễ thực hiện mà lại đảm bảo tính an toàn cao.
Tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đầu tư giúp bạn đạt được thành công và gia tăng tài chính để chi tiêu linh hoạt hơn
Nếu không ghi chép và thống kê chi tiêu thường xuyên thì bạn sẽ rất khó để kiểm soát tài chính của mình. Cùng với việc chi tiêu nhiều và tình trạng “nhớ nhớ, quên quên” sẽ khiến bạn không thể hoạch định và đánh giá được mức độ chi tiêu của bản thân. Nguyên tắc ghi chép chi tiêu cũng được áp dụng để quản lý chi tiêu vợ chồng thông minh, hiệu quả.
Giải pháp:
Bạn cần sử dụng các giải pháp để thống kê chi tiêu, có thể là ghi chép bằng tay, sử dụng excel hay các ứng dụng tài chính. Khi đó, bạn sẽ hiểu được thói quen sinh hoạt tiền bạc của mình và điều chỉnh cho phù hợp.
Ghi chép, thống kê chi tiêu thường xuyên giúp bạn hiểu được thói quen tài chính của mình và điều chỉnh cho phù hợp
Trong các giải pháp ghi chép và thống kê tài chính hiện nay thì sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân là lý tưởng nhất. Bạn sẽ không lo lắng về việc bỏ sót các khoản chi hay mất thời gian thống kê và đánh giá chi tiêu. Tất cả sẽ được thực hiện, phân chia thật thông minh với các ứng dụng hiện đại.
Điển hình như ứng dụng “Sổ quản lý chi tiêu 4.0” SeAMobile của ngân hàng SeABank. Với tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân”, SeAMobile sẽ giúp người dùng theo dõi, quản lý thu chi, đặt các kế hoạch tiết kiệm, mua sắm phù hợp theo mô hình chuẩn 6 lọ quốc tế. Người dùng sẽ tự điều chỉnh tỷ lệ ở mỗi lọ để phù hợp hơn với thu nhập và mục đích chi tiêu của mình.
Ngoài ra, SeAMobile còn gửi cảnh báo khi số tiền chi tiêu vượt kế hoạch để bạn tránh được tình trạng “sa đà” khi mua sắm. Với tính năng này, SeAMobile như một “trợ lý ảo” để bạn thực hiện được tốt mục tiêu tài chính đã đề ra.
SeAMobile - Trợ lý tài chính cá nhân là cách quản lý chi tiêu hiệu quả, hiện đại được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn
Để tải ứng dụng Ngân hàng số SeAMobile về điện thoại và quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn truy cập tại:
Như vậy, tránh được 8 sai lầm trên sẽ giúp bạn xây dựng được cách quản lý chi tiêu hiệu quả và thông minh. Từ đó, dễ dàng thực hiện được những dự định lớn trong cuộc sống và có nguồn tài chính vững vàng trong tương lai. Đừng bỏ qua “Sổ quản lý chi tiêu 4.0” SeAMobile của ngân hàng SeABank để có được trợ lý tài chính cá nhân cùng đồng hành giúp bạn hoạch định tài chính dễ dàng và tiện lợi.
Khách hàng quan tâm tới các chương trình và sản phẩm dịch vụ của SeABank có thể liên hệ các điểm giao dịch gần nhất của SeABank trên toàn quốc, gọi Hotline 1900 555 587 hoặc truy cập website www.seabank.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn.