Tin tức
26/05/2022
Quản lý chi tiêu cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn tự chủ, độc lập về tài chính. Hãy theo dõi bài viết sau để có cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả trong thời đại 4.0 và xây dựng kế hoạch tích lũy phù hợp dự trù cho tương lai.
Quản lý chi tiêu cá nhân là việc mỗi người tự xây dựng cho mình một kế hoạch thu chi phù hợp với thu nhập có được. Kế hoạch này có thể được lập trong một tuần/tháng/quý/năm tùy theo những dự trù, chi tiêu trong tương lai.
Việc quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn cân bằng tài chính để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, hạn chế những khoản chi không cần thiết, nhằm tạo ra nguồn tích lũy trong tương lai. Từ đó, hạn chế sự túng thiếu về tài chính và giúp bạn có cuộc sống tốt hơn, bớt đi nỗi lo “cơm áo gạo tiền”.
Quản lý chi tiêu cá nhân bao gồm:
Lập kế hoạch chi tiêu: Bạn cần nêu ra những kế hoạch chi tiêu thiết yếu như: tiền học, tiền điện, tiền ăn… và thời điểm cần thanh toán các khoản chi tiêu đó để dự trù tài chính cho phù hợp.
Lên kế hoạch tiết kiệm: Với nguồn thu nhập có được, ngoài sử dụng chi tiêu cần thiết thì bạn cần dành ra một phần nhất định để tiết kiệm. Nguồn tích lũy này sẽ giúp bạn chủ động hơn với những chi tiêu bất ngờ.
Đầu tư bảo hiểm: Bảo hiểm là một trong những giải pháp tài chính giúp khách hàng có được nguồn kinh tế lớn khi xảy ra rủi ro về sức khỏe. Chính vì vậy, nên dành ra một phần tài chính để đầu tư bảo hiểm giúp bạn an tâm sống vui, sống khỏe.
Đầu tư và quản lý rủi ro trong tương lai: Rủi ro trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nên tính toán để có nguồn dự phòng giúp bạn chủ động hơn trong cuộc sống.
Quản lý chi tiêu cá nhân là thiết lập cho mình một kế hoạch chi tiêu tài chính phù hợp với mức thu nhập có được
Với 3 bước sau đây sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
Bạn nên thực hiện thói quen ghi chép chi tiêu mỗi ngày trong vòng 1 tháng để biết những chi phí cố định và phát sinh mỗi tháng của mình. Từ đó, có những căn chỉnh và cân đối chi tiêu phù hợp. Bạn có thể ghi chép theo hình thức thanh toán, theo thời gian... và các khoản thanh toán cố định như tiền điện, internet, tiền sinh hoạt phí...
Lưu ý: Trong lần đầu thực hiện ghi chép chi tiêu, bạn không cần kiểm soát thu chi của mình để biết được rõ nhất thói quen tiêu dùng của bản thân và có kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả sau này.
Ghi chép chi tiêu mỗi ngày trong tháng là bước đầu tiên để bạn lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả
Khi đã có trong tay danh sách các khoản chi tiêu thực tế, bạn sẽ thực hiện phân loại chi tiêu theo từng hạng mục. Vai trò của việc làm này là để phân loại chi phí cần thiết và chi phí không cần thiết. Thông thường bạn sẽ phân chia được các khoản như:
Thu nhập hàng tháng: Tổng thu nhập trong tháng của bạn.
Tổng chi tiêu hàng tháng: Có thể phân loại theo hạng mục chi tiêu như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền nhu yếu phẩm, mua sắm...
Lưu ý: Khi phân loại các khoản chi tiêu, bạn nên sắp xếp chính xác theo từng hạng mục. Sau khi sắp xếp, bạn cần tổng hợp các hạng mục xem có khớp với tổng chi tiêu không, để tránh bỏ sót chi phí. Hiện nay, các ứng dụng quản lý chi tiêu có thể giúp bạn thực hiện thao tác này rất dễ dàng chỉ với một chạm.
Sau khi đã phân bổ chi phí theo từng hạng mục, bạn sẽ tính mỗi chi phí chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với tổng thu nhập. Để làm tốt bước này, bạn nên lập bảng excel với các cột tương ứng như “Dự tính” và “Thực tế chi tiêu”. Điều này giúp bạn nhìn nhận được mức độ chi tiêu thực tế của bạn có đúng như dự tính hay thấp/cao hơn để điều chỉnh phù hợp.
Thông thường, những khoản chi thiết yếu sẽ chiếm 2/3 tổng thu nhập của bạn như: nhà ở, điện nước, nhu yếu phẩm, tiết kiệm và 1/3 còn lại là dành cho các chi tiêu mua sắm, giải trí. Ngoài ra, mỗi tháng bạn nên tiết kiệm được từ 10 - 15% tổng thu nhập để có nguồn tài chính dự trù cho những khó khăn bất ngờ trong tương lai.
Lưu ý: Số tiền chi tiêu mỗi tháng của bạn sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn cần lập kế hoạch thu chi trong vòng vài tháng và theo dõi “Dự tính”, “Chi tiêu thực tế” sau mỗi tháng để có cái nhìn toàn diện về những chi tiêu của mình trong một thời gian dài. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh chi tiêu hợp lý hơn.
Để có cái nhìn toàn diện về những chi tiêu của mình trong thời gian dài, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu cụ thể trong vài tháng
Sau đây là 3 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả:
Đây là phương pháp nổi tiếng và được nhiều người trên thế giới sử dụng để quản lý chi tiêu cá nhân. Phương pháp 6 chiếc lọ do T.Harv Eker - một nhà diễn thuyết tài chính nổi tiếng xây dựng.
Với Bí kíp quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ hiệu quả, không lo cháy túi, bạn sẽ thực hiện chia thu nhập của mình thành 6 chiếc lọ ứng với từng hạng mục chi tiêu và có tỷ lệ khác nhau. Cụ thể như sau:
Tên lọ |
Nội dung |
Tỷ lệ so với thu nhập |
Lọ 1 |
Chi tiêu hàng ngày |
55% |
Lọ 2 |
Tiết kiệm cho tương lai |
10% |
Lọ 3 |
Chi phí cho giải trí |
10% |
Lọ 4 |
Đầu tư |
10% |
Lọ 5 |
Giáo dục |
10% |
Lọ 6 |
Từ thiện |
5% |
Phương pháp 6 chiếc lọ giúp bạn dễ dàng hoạch định chi tiêu cho từng tháng và mỗi hạng mục tương ứng với số tiền nhất định. Từ đó, bạn dễ dàng tích lũy và dần hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm, có kỷ luật.
Phương pháp 6 chiếc lọ giúp bạn quản lý tiền thông minh và hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm, có kỷ luật
Cũng là hình thức chia nhỏ thu nhập để phục vụ chi tiêu, tích lũy nhưng phương pháp 50/20/30 chỉ chia thu nhập thành 3 phần như sau:
Nội dung |
Tỷ lệ so với thu nhập |
Chi tiêu thiết yếu |
50% |
Chi tiêu theo sở thích cá nhân |
30% |
Tiết kiệm và đầu tư |
20% |
Phương pháp 50/20/30 phù hợp để quản lý chi tiêu cá nhân. Quỹ chi tiêu thiết yếu 50% bao gồm: chi phí ăn ở, đi lại, mua nhu yếu phẩm hàng ngày, quần áo… Quỹ 30% chi tiêu cá nhân bao gồm: chi phí xem phim, giải trí, du lịch… Quỹ tiết kiệm và đầu tư 20% bao gồm: chi phí tiết kiệm, xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp, đầu tư kinh doanh, trả nợ…
Như vậy với phương pháp này, bạn có thể cân bằng giữa khoản chi tiêu thiết yếu với phục vụ sở thích, nhu cầu cá nhân; nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tích lũy cho tương lai.
Nhật Bản là một trong những quốc gia mà người dân luôn có sự kỷ luật đặc biệt trong quản lý chi tiêu, mang lại hiệu quả sử dụng tài chính cao. Do đó, phương pháp Kakeibo Nhật Bản được rất nhiều người áp dụng.
Để áp dụng theo phương pháp này bạn cần tự trả lời những câu hỏi sau:
Bạn có thu nhập là bao nhiêu?
Bạn muốn tiết kiệm tích lũy cho tương lai mỗi tháng bao nhiêu tiền?
Ban đã chi tiêu hết bao nhiêu tiền?
Bạn có thể làm những gì để cải thiện chi tiêu?
Khi trả lời được những câu hỏi trên một cách chi tiết, chính xác thì bạn sẽ định hướng chi tiêu tốt và lập kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Phương pháp Kakeibo Nhật Bản giúp bạn lập kế hoạch tài chính hiệu quả hơn
Ngoài những phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân “truyền thống” thì với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các ứng dụng thông minh sẽ hỗ trợ tối ưu giúp bạn quản lý chi tiêu thuận tiện, hiệu quả cao.
Sau đây là 3 ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân phổ biến được nhiều người lựa chọn:
Sổ thu chi MISA là ứng dụng do MISA triển khai - một công ty lớn chuyên về các phần mềm/ứng dụng kế toán, tài chính. Đây là một ứng dụng có độ tin cậy cao, tiện lợi, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả quản lý chi tiêu tốt. Do đó, Sổ thu chi MISA được đánh giá khá cao và đã có hơn 2,5 triệu người dùng.
Tính năng chính |
|
Ưu điểm |
|
Hạn chế |
|
Link tải |
|
Money Lover là ứng dụng quản lý, lập kế hoạch tài chính đứng đầu trên thế giới với số lượt tải hơn 1 triệu người. Hầu hết người dùng đều đánh giá đây là một ứng dụng tốt, thực tế và hữu ích.
Tính năng chính |
|
Ưu điểm |
|
Hạn chế |
Khi hệ thống đồng bộ/nâng cấp phần mềm có thể bị treo. |
Link tải |
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bookmark.money&referrer=utm_source%3Dlanding
|
Đây là ứng dụng đơn giản với nguyên tắc 6 hũ để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. MoneyOi giúp người dùng tạo thói quen chi tiêu có kế hoạch, nhằm tránh lãng phí và tạo ra nguồn tích lũy cho tương lai. Ứng dụng này được ra mắt vào cuối tháng 10/2018, sau 3 tháng đã có hơn 5.000 lượt người dùng và được đánh giá cao về tính bảo mật.
Tính năng chính |
|
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Link tải |
|
Để quản lý chi tiêu cá nhân thành công, bạn cần ghi nhớ và áp dụng những nguyên tắc sau:
Xác định rõ mục tiêu tài chính của bản thân: Bạn cần phải định hướng được mục tiêu tài chính của mình là: chi tiêu trong gia đình, mua điện thoại, máy tính, ô tô hay trả góp ngân hàng... Từ đó, xác định mỗi “gạch đầu dòng” cần bao nhiêu tiền để có được lời giải cho bài toán chi phí phù hợp nhất.
Phân bổ chi tiêu hợp lý: Từ việc xác định mục tiêu tài chính thì bạn cần lên kế hoạch phân bổ chi tiêu cho các mục đích đó hợp lý. Ví dụ: Với chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, trả góp ngân hàng là quan trọng nhất và cần phải đảm bảo đủ; còn các chi tiêu cho những mục đích khác như mua sắm, du lịch… thì có thể cân nhắc phù hợp với nguồn thu nhập.
Tiết kiệm ngay khi có thu nhập: Bạn cần lên kế hoạch tiết kiệm ngay khi có nguồn thu nhập về. Điều này giúp bạn hạn chế được việc chi tiêu “quá tay” cho những mục đích không thực sự cần thiết.
Thay đổi thói quen mua sắm: Bạn cần duy trì thói quen “kiềm chế” và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua sắm. Lời khuyên là bạn nên mua thứ mình cần chứ không phải thứ mình muốn. Lý do bởi những thứ “mình cần” là thật sự cần thiết, không thể thiếu; còn những thứ “mình muốn” mua thì chỉ là thứ bạn thích mà không cần thiết (có cũng được, không cũng chẳng sao). Nguyên tắc thay đổi thói quen mua sắm này giúp bạn tiết kiệm tài chính tốt hơn.
Phân bổ chi tiêu hợp lý là một trong những nguyên tắc quan trọng để quản lý chi tiêu cá nhân thành công
Một trong những ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả trong thời đại 4.0 phải kể đến Ngân hàng số SeAMobile của SeABank. SeABank là ngân hàng đầu tiên triển khai tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân” giúp người dùng theo dõi, quản lý dòng tiền thu chi, đặt các kế hoạch tiết kiệm, mua sắm. Ngoài ra, SeAMobile còn gửi cảnh báo khi số tiền chi tiêu vượt kế hoạch nhằm giúp bạn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”.
Những hành vi tiêu dùng của bạn sẽ được SeAMobile phân tích, tự động phân loại chi tiêu theo mô hình 6 lọ chuẩn quốc tế, giúp bạn thực hiện quản lý tài chính tốt hơn.
Tính năng nổi bật của tính năng “Sức khỏe tài chính cá nhân” trên SeAMobile:
Quản lý chi tiêu theo mô hình 6 lọ: Mô hình 6 lọ chuẩn quốc tế của SeAMobile gồm: Chi tiêu hàng ngày, Tiết kiệm cho tương lai, Chi phí giải trí, Đầu tư, Giáo dục, Từ thiện. Mô hình này được trình bày ở dạng biểu đồ và cài đặt thêm tính năng cảnh báo khi chi tiêu vượt mức. Bên cạnh đó, người dùng có thể tự điều chỉnh tỷ trọng ở mỗi lọ để phù hợp hơn với thu nhập và mục đích chi tiêu của mình.
Đa dạng biểu đồ, báo cáo: SeAMobile có nhiều dạng báo cáo, biểu đồ để người dùng có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, nhằm đưa ra những quyết định chi tiêu phù hợp.
Phân tích thu chi của khách hàng: Dựa theo các số liệu chi tiêu, dự thu, dự chi SeAMobile sẽ phân tích thu chi, giúp bạn đưa ra đánh giá khách hàng về tình hình chi tiêu của bản thân.
Thực hiện mục tiêu tốt: Với tính năng cài đặt, theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu, SeABank như một “trợ lý ảo” đồng hành để bạn thực hiện được mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra.
Phân loại giao dịch chi tiêu: SeAMobile sẽ giúp bạn tự động phân loại các giao dịch chi tiêu và nhóm chúng vào 6 lọ tương ứng. Ngoài ra, người dùng có thể tự thêm hoặc phân loại các giao dịch này để chủ động hơn.
SeAMobile - trợ lý tài chính cá nhân giúp bạn chủ động tài chính, chi tiêu hiệu quả
Để tải ứng dụng Ngân hàng số SeAMobile về điện thoại và quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả ngay từ hôm nay, chi tiết truy cập:
Như vậy, quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn sớm đạt được những mục tiêu trong tương lai, nâng cao chất lượng cuộc sống với thu nhập của mình. Đừng quên lựa chọn bạn đồng hành - trợ lý tài chính cá nhân SeAMobile của SeABank để quản lý chi tiêu thông minh, tiện lợi, dễ dàng.
Khách hàng quan tâm tới các chương trình và sản phẩm dịch vụ của SeABank có thể liên hệ các điểm giao dịch gần nhất của SeABank trên toàn quốc, gọi Hotline 1900 555 587 hoặc truy cập website www.seabank.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn