Tin tức
10/07/2024
Tốt nghiệp và đi làm chính là cột mốc đánh dấu sự độc lập tài chính của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, cuộc sống trưởng thành luôn có nhiều khó khăn hơn cũng như mức thu nhập của người mới đi làm cũng thường không quá cao,vậy nên không dễ dàng để có thể ổn định tài chính. Sau đây SeABank sẽ chỉ bạn một số mẹo tiết kiệm thông minh dành cho các bạn sinh viên mới ra trường.
1. KHÔNG MUA SẮM THEO TRÀO LƯU, XU HƯỚNG
Chúng ta sống trong một xã hội tiêu dùng và liên tục tiếp xúc với quảng cáo về đủ loại mặt hàng, thiết bị, xu hướng, v.v…. Dần dần chúng khiến chúng ta sẽ có cảm giác FOMO (Fear of Missing Out - Sợ bị bỏ lỡ) khi không mua các món đồ mới nhất như những người xung quanh. Đặc biệt với các bạn trẻ thì cảm giác này là một điều hết sức phổ biến.
Vì vậy bí quyết tiết kiệm đầu tiên dành cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp là học cách chiến thắng nỗi sợ bị bỏ lỡ, đừng mua sắm vì trào lưu hay ảnh hưởng của xã hội xung quanh. Thay vào đó hãy chỉ mua những món đồ thực sự cần thiết hoặc đem lại cho bạn niềm vui lâu dài và sự thỏa mãn thực sự. Ví dụ như nếu bạn có một chiếc điện thoại đã 3 năm tuổi, tuy hơi lỗi thời một chút nhưng vẫn đáp ứng toàn bộ các nhu cầu của bạn thì không có lý do gì chúng ta phải đổi sang phiên bản mới nhất của nó.
2. MUA/XIN ĐỒ CŨ
Khi phát sinh nhu cầu mua sắm, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến phương án mua đồ cũ với mức giá rẻ đến bất ngờ. Không phải mọi thứ đồ cũ đều kém chất lượng, nếu bạn biết chọn lựa hoặc tìm được một người bán đáng tin cậy, thì đồ cũ thực sự là một món hời.
Đặc biệt hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều nhóm tặng đồ cũ còn dùng tốt. Xin lại những món đồ phù hợp cũng là một cách tiết kiệm hiệu quả cho các bạn trẻ. Đừng nên tị ti nếu dùng đồ cũ, vì nó không chỉ giúp bạn cắt giảm chi phí mà cũng còn là một hành động bảo vệ môi trường, giảm thiểu đồ bỏ ra môi trường.
3. BÁN ĐỒ CŨ
Nếu chúng ta có thể mua đồ cũ, thì tất nhiên cũng có thể bán đồ cũ. Với những món đồ tốt không còn nhu cầu sử dụng, bạn có thể bán lại chúng cho người khác. Với vô số các trang mạng xã hội hay diễn đàn, rất dễ dàng để đăng bán quần áo, đồ nội thất và đồ điện tử đã qua sử dụng. Thậm chí nếu bạn không muốn giao dịch online thì cũng có thể mang quần áo và giày dép vào các cửa hàng tái bán hoặc ký gửi. Dù bạn không lấy lại được tất cả số tiền đã chi, bạn vẫn sẽ có một ít tiền trong túi.
4. ĂN VÀ UỐNG TẠI NHÀ
Tự nấu ăn ở nhà thay vì ăn ở nhà hàng hoặc mua các bữa ăn đóng gói sẵn là một trong những cách tiết kiệm cơ bản nhất. Trên thực tế, một bữa ăn tại nhà hàng thường tốn kém hơn nhiều so với việc mua các nguyên liệu đó để tự chế biến món ăn ở nhà. Ngoài ra, các khoản phí dịch vụ kèm theo như giao hàng, tiền boa làm cho chi phí ăn uống bên ngoài hoặc gọi món mang về trở nên cao hơn.
5. KIẾM THÊM NGHỀ TAY TRÁI
Rõ ràng, không phải lúc nào cũng có thể kiếm thêm nghề tay trái. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc hàng tuần, bạn có thể không có thời gian cho một công việc thứ hai. Tuy nhiên, nếu bạn có vài giờ rảnh mỗi ngày, những giờ này có thể biến thành thu nhập bổ sung. Với các bạn vừa tốt nghiệp, vẫn còn ghi nhớ được nhiều kiến thức bài vở nên hoàn toàn có thể tranh thủ thêm những công việc như gia sư, trợ giảng,...
6. SỐNG CÙNG NGƯỜI KHÁC
Rất nhiều bạn trẻ đang sinh sống tại các thành phố lớn chưa có nhà. Tiền thuê nhà chính là chi tiêu lớn nhất hàng tháng đối với nhiều người. Nếu bạn có thể chia sẻ chi phí này với bạn bè hoặc người yêu, nó có thể giúp bạn dễ thở hơn.
Mặc dù sống cùng người khác không phải là tình huống lý tưởng đối với nhiều người nhưng nếu mong muốn tiết kiệm tiền của bạn lớn hơn mong muốn sống một mình, thì điều đó chắc chắn là đáng giá. Tuy nhiên cũng đừng quên là dù sống cùng ai thì bạn cần cảm thấy thoải mái trước hết đã nhé.
7. THỰC HIỆN TIẾT KIỆM MỖI NGÀY
Rất nhiều bạn trẻ thường kêu than rằng không thể để dư được chút nào vào cuối tháng. Nếu vậy thì bạn hãy thử thực hành tiết kiệm mỗi ngày, ví dụ như đặt ra mục tiêu mỗi ngày tiết kiệm 20.000 đồng - tương đương một chiếc bánh mì, trong 365 ngày sẽ giúp bạn để dành được 7,3 triệu đồng sau một năm.
Để gia tăng hiệu quả, bạn còn có thể áp dụng phương pháp tiết kiệm thêm 1.000 đồng mỗi ngày. Giả sử, bạn đang để dành 20.000 đồng mỗi ngày thì ngày hôm sau hãy dành ra 21.000 đồng, ngày tiếp theo là 22.000 đồng, ngày kế tiếp là 23.000 đồng và cứ như thế thêm 1.000 đồng tiết kiệm mỗi ngày như thế. Hãy kiên trì với khoản tiết kiệm nhỏ này, kết quả sau đó chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.
Tại SeABank hiện đang triển khai rất nhiều hình thức tiết kiệm đa dạng như Tiết kiệm thông minh, Tiết kiệm tích lũy, Tiết kiệm bậc thang,.... đáp ứng đa dạng nhu cầu và thói quen chi tiêu của bạn. Bên cạnh đó khách hàng cũng có thể mở tiết kiệm nhanh chóng trên ứng dụng SeAMobile, cho giao dịch thuận tiện, dễ dàng.
Hy vọng thông qua bài viết trên, SeABank đã giúp các bạn trẻ có thêm kinh nghiệm tiết kiệm hiệu quả. Đừng quên truy cập www.seabank.com.vn hàng tuần để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!