Tin tức
23/04/2025
Việc thiếu kiểm soát tài chính hoặc hiểu nhầm về thời hạn thanh toán khiến nhiều khách hàng vô tình rơi vào tình trạng nợ thẻ tín dụng. Vậy không trả nợ thẻ tín dụng có sao không? Làm sao để giải quyết nợ hiệu quả? Hãy cùng SeABank khám phá chi tiết qua bài viết sau đây.
Việc thanh toán đầy đủ các khoản nợ thẻ tín dụng là yêu cầu bắt buộc theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN. Nếu không thực hiện đúng, chủ thẻ có thể đối mặt với các hậu quả sau:
Phí phạt trả chậm được áp dụng khi khách hàng không thanh toán dư nợ đúng hạn. Mức phí này thường dao động từ 4% - 5% trên tổng dư nợ chưa thanh toán.
Ví dụ: Anh Hùng có tổng dư nợ thẻ tín dụng là 12 triệu đồng tính đến hết kỳ sao kê tháng 10/2024. Ngày 15/11/2024 là hạn thanh toán dư nợ. Tuy nhiên, đến ngày 25/11/2024, anh vẫn chưa thanh toán, nghĩa là đã quá hạn 10 ngày. Ngân hàng áp dụng mức phí phạt trả chậm là 4%.
Cách tính phí phạt thanh toán chậm của anh Hùng: 12.000.000 x 4% = 480.000 VND
Kết luận: Nếu anh Hùng không thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn, anh sẽ phải chịu mức phí phạt trả chậm là 480.000 đồng.
Khi không trả hết dư nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất rất cao, từ 20% - 40%/năm tùy ngân hàng. Thời gian miễn lãi suất thông thường là 45 ngày, bao gồm chu kỳ sao kê 30 ngày và 15 ngày thanh toán. Sau thời gian này, toàn bộ dư nợ sẽ bị tính lãi suất theo mức quy định của ngân hàng.
Cách tính lãi suất:
Ví dụ, anh Hùng sử dụng thẻ tín dụng với kỳ sao kê từ 15/10/2024 - 15/11/2024. Anh đã thực hiện các giao dịch như sau:
Nếu đến ngày 10/12/2024 anh chỉ thanh toán được 8 triệu đồng, dư nợ còn lại sẽ là 2 triệu đồng. Lãi suất sẽ được tính trên số dư nợ này và số ngày quá hạn:
Như vậy, nếu chỉ thanh toán được một phần dư nợ, anh Hùng sẽ phải chịu mức lãi phát sinh là 271.801 đồng/tháng do không thanh toán đúng hạn.
Việc không trả nợ thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm tín dụng - yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính trong tương lai. Một số tác động có thể kể đến như:
Hành vi gian dối hoặc cố tình không trả nợ thẻ tín dụng có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng, bao gồm:
Ngoài ra, theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, ngân hàng có quyền lập hồ sơ khởi kiện đối với các khoản nợ thẻ tín dụng có dư nợ từ 2 triệu đồng trở lên và quá hạn thanh toán trong vòng 36 tháng.
Trước những hậu quả nghiêm trọng của việc nợ thẻ tín dụng quá hạn, việc tìm kiếm giải pháp phù hợp là rất quan trọng để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Tùy vào tình hình tài chính hiện tại, khách hàng có thể lựa chọn những cách tiếp cận khác nhau để xử lý.
Nếu khách hàng vẫn có đủ khả năng tài chính để thanh toán nợ, ưu tiên hàng đầu là xử lý toàn bộ dư nợ càng sớm càng tốt để tránh phát sinh thêm lãi suất cao (từ 20 - 40%/năm). Đây là cách tối ưu để dừng việc gia tăng số tiền nợ và khôi phục lịch sử tín dụng.
Bên cạnh đó, khách hàng cần xây dựng kế hoạch thanh toán hợp lý để cân đối thu nhập, giảm chi tiêu không cần thiết để tránh các khoản nợ sau này.
Nếu đang gặp khó khăn tài chính và không thể trả nợ đúng hạn, khách hàng có thể cân nhắc các giải pháp hỗ trợ từ ngân hàng. Nhiều ngân hàng hiện nay cung cấp chương trình trả góp dư nợ thẻ tín dụng, cho phép khách hàng chia nhỏ số tiền nợ để thanh toán dần, giúp giảm áp lực tài chính và hạn chế rủi ro pháp lý.
Đối tượng áp dụng:
Hồ sơ cần thiết:
Nợ thẻ tín dụng chủ yếu xảy ra do không đủ khả năng thanh toán hoặc nhầm lẫn thời hạn trả nợ. Để hạn chế các tình trạng này, khách hàng cần xây dựng thói quen tài chính lành mạnh thông qua các biện pháp sau:
Theo dõi chi tiêu hợp lý:
Bạn cần xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể, ghi rõ các khoản thu nhập, chi tiêu cố định và chi tiêu linh hoạt mỗi tháng. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và tránh việc sử dụng thẻ cho những khoản mua sắm không cần thiết, đặc biệt là các giao dịch có giá trị lớn.
Nắm rõ các mốc thời gian quan trọng:
Theo dõi ngày sao kê và ngày đến hạn thanh toán là rất cần thiết để tránh bỏ lỡ hoặc thanh toán trễ. Hầu hết các ngân hàng sẽ thông báo qua email hoặc SMS, vì vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên các thông báo này. Lưu ý rằng, ngày đến hạn có thể thay đổi nếu rơi vào các ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần.
Sử dụng tính năng thanh toán tự động:
Cài đặt tính năng thanh toán tự động là một cách hiệu quả để đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn. Việc này không chỉ giúp bạn tránh phí phạt trễ hạn mà còn giảm bớt áp lực phải theo dõi các mốc thời gian thanh toán.
Tận dụng ưu đãi từ ngân hàng:
Các chương trình ưu đãi từ ngân hàng như hoàn tiền, giảm lãi suất hoặc miễn phí thường niên là cơ hội tốt để bạn tối ưu chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng. Hãy thường xuyên theo dõi thông tin trên website hoặc ứng dụng của ngân hàng để không bỏ lỡ bất kỳ ưu đãi nào.
Theo dõi giao dịch thường xuyên:
Kiểm tra lịch sử giao dịch định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện các giao dịch bất thường hoặc gian lận. Bạn có thể làm điều này thông qua ứng dụng ngân hàng hoặc sao kê hàng tháng. Nếu phát hiện bất kỳ giao dịch không hợp lệ nào, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ xử lý và bảo vệ tài khoản của mình.
Lập quỹ dự phòng tài chính:
Việc lập một quỹ dự phòng tài chính giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng thẻ tín dụng. Quỹ này có thể được dùng trong những tình huống khẩn cấp, tránh việc phải dựa vào thẻ tín dụng để thanh toán các khoản không lường trước.
Chọn thẻ tín dụng từ ngân hàng uy tín là cách hiệu quả để giúp khách hàng quản lý tốt chi tiêu và giảm thiểu nguy cơ nợ thẻ tín dụng quá hạn. Trong số các ngân hàng hiện nay, SeABank là một lựa chọn nổi bật với những ưu điểm như:
Với các thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã nắm rõ "Không trả nợ thẻ tín dụng có sao không?”, cũng như các giải pháp xử lý hiệu quả trong trường hợp gặp khó khăn tài chính. Từ việc liên hệ với ngân hàng để nhận sự hỗ trợ tức thì đến lập kế hoạch chi tiêu hợp lý dài hạn, bạn hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn tài chính một cách an toàn và hiệu quả.
Để trải nghiệm các sản phẩm tài chính hiện đại, tiện lợi và được hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp, bạn có thể tham khảo thêm tại website https://seabank.com.vn hoặc liên hệ ngay Hotline 1900.599.952 để được tư vấn sớm nhất.