Tin tức
07/06/2024
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm của chính phủ và các tổ chức môi trường, mà còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp, đặc biệt ở lĩnh vực dịch vụ tài chính - vốn là nhân tố chủ đạo của nền kinh tế. Trong đó tín dụng xanh chính là một trong những giải pháp mà rất nhiều các tổ chức tài chính đang hướng đến. Bài viết này SeABank sẽ giới thiệu về tín dụng xanh, tầm quan trọng của nó và cũng như lý do triển khai của các ngân hàng.
Theo Nguyên tắc tín dụng xanh được ban hành vào năm 2018 bởi Hiệp hội thị trường tín dụng (Loan market Association) và Hiệp hội thị trường Tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Loan Market Association) thì Tín dụng xanh được định nghĩa là bất kì loại cho vay nào được cung cấp riêng để cấp vốn hoặc tái cấp vốn toàn bộ hoặc một phần các dự án xanh đủ điều kiện. Hay nói cách khác, tín dụng xanh là những khoản tín dụng nhằm hỗ trợ các dự án sản xuất, kinh doanh không/ít gây rủi ro tới môi trường, góp phần bảo vệ sinh thái chung, là biểu hiện của nền tài chính hướng đến sự phát triển bền vững.
Danh mục xanh bao gồm: Năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng hiệu quả; giao thông xanh; sản phẩm, các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và/hoặc thích nghi với nền kinh tế; quản lý nước bền vững và xử lý nước thải; tòa nhà xanh; nông lâm nghiệp bền vững; ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm. Tại Việt Nam, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Tín dụng xanh được cấp cho các dự án đầu tư sau đây: (i) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (ii) Ứng phó với biến đổi khí hậu; (iii) Quản lí chất thải; (iv) Xử lí ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; (v) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; (vi) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; (vii) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
Bên cạnh nhóm tổ chức doanh nghiệp, khách hàng cá nhân cũng là nhóm quan trọng của tín dụng xanh. Theo đó, là các giải pháp tài chính được thiết kế để khuyến khích, hỗ trợ người tiêu dùng thực hiện các hành vi mua sắm, tiêu dùng theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.
Một số đặc điểm chung của hoạt động tín dụng xanh tại các ngân hàng hiện nay bảo gồm:
Để được nhận tín dụng xanh, doanh nghiệp cần có thông tin, hồ sơ minh bạch, việc kinh doanh mang lại lợi nhuận, kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ “xanh” và có thể chứng minh được đầu ra của sản phẩm. Đối với cá nhân, phải chứng minh được năng lực tài chính, hồ sơ “sạch”, không có nợ xấu tại ngân hàng.
Tại Việt Nam, tín dụng xanh là xu hướng tài chính mới và được dự đoán ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Dưới đây là một số lý do chính giải thích vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh:
Với tôn chỉ hướng đến cộng đồng, đặt khách hàng là trọng tâm, SeABank luôn chú trọng phát triển các hoạt động kinh doanh mang tính bền vững, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, trong đó có tín dụng xanh. Từ năm 2021, SeABank đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài để triển khai các chương trình tín dụng xanh,hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thuộc các ngành, lĩnh vực thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích về môi trường như: nông nghiệp xanh, công trình xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn và các lĩnh vực xanh khác.
Tính đến nay, SeABank đã được nhiều tập đoàn/tổ chức tài chính quốc tế như IFC, DFC và nhiều quỹ đầu tư quốc tế tài trợ vốn lên tới gần 600 triệu USD. Kết hợp với nguồn lực nội sinh, SeABank đã cung cấp nhiều giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu việc sử dụng nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Bên cạnh đó, SeABank tập trung giải ngân cho các dự án tín dụng xanh, chống biến đổi khí hậu, cho vay khách hàng cá nhân mua nhà tại các dự án có chứng chỉ công trình xanh, qua đó mang lại tác động tích cực đến kinh tế - xã hội và môi trường.
IFC và SeABank ký kết khoản tài trợ nhằm giúp mở rộng cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, gia tăng cơ hội tiếp cận tài chính khí hậu, và thúc đẩy thương mại quốc tế..
SeABank luôn hướng đến trở thành một ngân hàng tiên phong, tích cực trong hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội để lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường, cộng đồng đến toàn bộ các khách hàng, đối tác. SeABank cũng ban hành Danh sách các lĩnh vực loại trừ không cấp tín dụng - các lĩnh vực có tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và sàng lọc toàn bộ các giao dịch cấp tín dụng theo danh sách này. Các giao dịch không thuộc Danh sách loại trừ tiếp tục được SeABank đánh giá rủi ro môi trường, xã hội và đề xuất những biện pháp giảm thiểu cụ thể nếu có tồn tại rủi ro.
Tín dụng xanh không chỉ là một xu hướng tài chính mới mà còn là một phần quan trọng của chiến lược phát triển bền vững. Và ngân hàng sẽ nhân tố quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng xanh. Hy vọng qua bài viết trên, SeABank đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tài chính mới mẻ này cũng như lý do các ngân hàng lại triển khai tín dụng xanh.