Tin tức
15/02/2024
Mỗi dịp Tết đến, trẻ nhỏ lại có thêm một “khoản thu nhập” đáng kể từ tiền mừng tuổi. Sau đó phụ huynh sẽ thường giữ tiền thay con, vì cho rằng trẻ nhỏ chưa biết cách quản lý tài chính. Tuy nhiên, thay vào đó, các bố mẹ có thể coi đây là cơ hội dạy trẻ những bài học đầu tiên về tư duy tài chính.
Lì xì là một tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết nguyên đán. Chúng ta sẽ trao nhau những đồng tiền may mắn được đặt trong phong bao đỏ. Không chỉ tạo nên sự kín đáo, không so bì hơn thua, màu đỏ của chiếc bao còn tượng trưng cho màu của sự rực rỡ vọng và may mắn trong năm mới.
Giá trị của lì xì không nằm ở số tiền mà đến từ những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho nhau. Khi người lớn lì xì cho trẻ con, trẻ sẽ nhận được những lời chúc trân quý với mong ước khoẻ mạnh, mau ăn chóng lớn, học hành tấn tới, ngoan ngoãn nghe lời ba mẹ,... Trẻ cần được hiểu về thông điệp tích cực của tục lệ lì xì cũng như vì sao khi nhận được phong bao, trẻ phải biết cảm ơn và gửi lại những lời chúc tốt đẹp cho người mừng tuổi chúng.
a) Dạy trẻ thống kê số tiền nhận và chi:
Việc đầu tiên trong quá trình cho trẻ tiếp cận đến quản lý tài chính cá nhân đó là dạy trẻ ghi lại tất cả những số tiền nhận được cũng như là đã chi. Ba mẹ có thể giúp trẻ ghi chép nếu trẻ chưa thể tự ghi. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen quản lý tài chính tốt ngay từ khi còn nhỏ, vừa học được cách tính toán, vừa có thể tự quản lý tiền bạc.
b) Dạy con tiết kiệm, tích lũy:
Tiết kiệm là một trong những bài học cơ bản nhất giúp trẻ giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền và trở thành người có trách nhiệm hơn trong bài toán chi tiêu của bản thân. Khi trẻ nhận được các khoản tiền lì xì, hãy cho con quyền được làm chủ khoản tiền này bằng cách khuyến khích con bỏ tiền vào ống heo tiết kiệm của riêng mình. Việc cho trẻ tích lũy tiền vừa tạo động lực để trẻ biết ước mơ cho những món đồ trị giá hơn, vừa giúp trẻ rèn luyện đức tính kiên nhẫn.
c) Dạy trẻ chi tiêu hợp lý:
Cảm xúc của trẻ nhỏ thường mạnh mẽ. Khi có một số tiền trong tay, trẻ sẽ nghĩ ngay đến món đồ mình thích và muốn mua, mà không hề suy nghĩ dài lâu. Vì vậy, ngay khi trẻ nhận tiền lì xì, hãy sớm dạy trẻ xác định đúng đắn vấn đề này.
Các phụ huynh nên cho con tự lập một danh sách các món hàng cần mua sắm và đồng thời dạy cho trẻ khái niệm “muốn” và “cần”. “Cần” là những thứ buộc phải có để tồn tại, còn “muốn” là những cái muốn sở hữu nhưng không phải thiết yếu. Thêm vào đó, bạn nên tập cho con trẻ quy tắc 4 câu hỏi trước khi muốn mua một món đồ nào đó:
Với kỹ năng này, trẻ sẽ dần xây dựng được sự ổn định, an toàn về vấn đề tiền bạc, từ đó có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả và bố mẹ cũng yên tâm hơn.
d) Dạy con dùng tiền cho những mục đích tốt đẹp
Ngoài dạy con cách tiết kiệm và sử dụng tiền lì xì chi tiêu sao cho hợp lý, bố mẹ còn có thể dạy con cách giúp đỡ những người kém may mắn hoặc thực hiện những hành động chia sẻ hướng đến những điều tốt đẹp. Đơn cử việc dùng một ít tiền lì xì làm từ thiện, con có thể giúp đỡ những bạn nhỏ miền núi có hoàn cảnh khó khăn không được ăn Tết đầy đủ như mình hoặc con có thể dùng để mua một món đồ để tặng người bạn mà con yêu quý trong lớp. Khi đó tiền lì xì của bé được sử dụng cho những mục đích cao cả, trẻ cũng sẽ trở thành người giàu tình cảm hơn nhờ khơi gợi lòng trắc ẩn bên trong trẻ - sự yêu thương, sự sẻ chia đối với người khác.
Lời kết
Không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ về tài chính. Thay vì ép buộc con: “Phải đưa tiền lì xì cho bố mẹ”, các phụ huynh nên ngồi lại trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với bé những bài học nhỏ, lời khuyên để vừa giúp cả nhà vừa vui vẻ và trẻ còn biết cách quản lý chi tiêu cho những mục đích hợp lý