Tin tức
19/07/2024
Trong thời đại số hóa ngày nay, các công việc tự do (freelancer) đang trở thành xu hướng phổ biến, vì tính linh hoạt đối với người lao động. Tuy nhiên, việc tự quản lý tài chính cá nhân cũng là một thách thức lớn đối với nhiều freelancer do nguồn thu nhập không ổn định. Bài viết này SeABank sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quản lý tài chính hiệu quả cho freelancer, giúp bạn duy trì cuộc sống tài chính lành mạnh với một sự nghiệp tự do.
1. Xây Dựng Mục Tiêu Và Ngân Sách Rõ Ràng
Việc xác định rõ mục tiêu sẽ là kim chỉ nam giúp bạn định hướng các hoạt động tài chính hàng ngày. Hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, bao gồm:
Sau khi nắm được mục tiêu của mình, bạn nên xác định ngân sách cho mỗi mục tiêu cũng như các khoản mục chi phí. Bạn có thể phân chia thành các khoản mục như:
Có mục tiêu và ngân sách cụ thể chính là những bước đầu tiên giúp bạn đạt được trạng thái tài chính thông minh. Một khi bạn làm điều này, bạn sẽ biết rằng mình vẫn có thể lo cho các chi phí cần thiết của mình trong cả các thời điểm ít dự án freelance có thể nhận.
2. Quản Lý Chi Tiêu Hiệu Quả
Việc mắc “bẫy mua sắm online” là vấn đề mà khá nhiều freelancer gặp phải, bởi tính chất công việc tiếp xúc nhiều với internet, mạng xã hội. Vì thế, đầu tiên, hãy tập trung vào những chi phí cần thiết trước khi chi tiêu cho những thứ không cần thiết. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản luôn được đáp ứng, và hạn chế việc tiêu xài quá mức.
Xem thêm: 4 bước quản lý chi tiêu hàng ngày hiệu quả nhất
3. Gia Tăng Và Quản Lý Thu Nhập Bất Định
Freelancer thường có thu nhập không ổn định, do đó, việc đa dạng hóa nguồn thu nhập là cần thiết. Bạn có thể:
Bên cạnh đó, do tính chất không ổn định của công việc, bạn nhất định phải chuẩn bị một Quỹ khẩn cấp. Quỹ này giúp bạn đối phó với những tháng thu nhập thấp hoặc các chi phí bất ngờ. Hãy đảm bảo rằng quỹ khẩn cấp của bạn đủ để trang trải ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt.
4. Tận Dụng Các Công Cụ Tài Chính
Hiện nay có rất nhiều công cụ tài chính giúp bạn theo dõi chi tiêu, lập ngân sách và quản lý đầu tư một cách hiệu quả. Chúng cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của bạn, giúp bạn ra quyết định đúng đắn. Thậm chí những tính năng thông minh này còn được tích hợp trong các ứng dụng ngân hàng. Có thể kể đến SeAMobile của SeABank được ứng dụng mô hình quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ, cho phép khách hàng quản lý dòng tiền, theo dõi và kiểm soát hình tình hình tài chính, đồng thời lập kế hoạch tiết kiệm, mua sắm phù hợp với thu nhập của bản thân.
Chưa hết, ứng dụng SeAMobile còn gửi tới khách hàng các cảnh báo về việc chi tiêu vượt kế hoạch để có những điều chỉnh và cân đối kịp thời, tránh thâm hụt. Đặc biệt, ứng dụng SeAMobile của SeABank còn căn cứ trên thu nhập và khả năng chi trả của khách hàng để đưa ra các gợi ý tiêu dùng và mua sắm phù hợp, giúp khách hàng có thể tối ưu hóa các mục tiêu cũng như nguồn tiền của mình.
Xem thêm: Bí kíp quản lý chi tiêu 6 chiếc lọ hiệu quả, không lo cháy túi!
5. Hiểu Rõ Về Thuế và Chi Phí Kinh Doanh
Freelancer sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc khai báo thuế thu nhập cá nhân. Do đó bạn cần tìm hiểu các quy định thuế liên quan đến nghề nghiệp của bạn và đảm bảo khai báo đầy đủ, chính xác để không vi phạm quy định hay bỏ lỡ quyền lợi nào.. Bạn cũng nên lưu giữ các hóa đơn, chứng từ để dễ dàng kiểm tra và báo cáo thuế.
Nếu bạn là một người làm kinh doanh thì cũng cần nắm rõ các chi phí kinh doanh như các khoản chi liên quan đến công việc như mua sắm thiết bị, phần mềm, chi phí quảng cáo, và phí dịch vụ. Hãy theo dõi và tính toán chi phí này để tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo rằng bạn không bị lỗ vốn.
Tóm lại, dù bạn mới bắt đầu hay đã có nhiều kinh nghiệm làm freelancer, việc nắm vững các kinh nghiệm quản lý tài chính trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân, đảm bảo rằng bạn có thể tận hưởng sự tự do và linh hoạt mà nghề nghiệp này mang lại. Và đừng quên truy cập www.seabank.com.vn hàng tuần để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!